Tường thuật trường hợp
chữa bệnh lao phổi

Nguyễn Chính Kết
Toronto, ngày 15/8/2007.

Tôi vào bệnh viện Milton District Hospital ngày 5/7/2007 sau khi có triệu chứng ho ra máu ngay hôm ấy. Tại đây, các bác sĩ xác định rằng bệnh lao phổi mà tôi bị năm 1984 và đã chữa khỏi năm 1985 đã tái phát trở lại. Và tôi đã bắt đầu uống thuốc điều trị căn bệnh này từ ngày 9/5/2007.

Vì tôi không có bảo hiểm y tế và không có khả năng trả tiền bệnh viện (nguyên tiền phòng tại bệnh viện là 2000 Gia kim/ngày), nên sau khi ở bệnh viện 5 ngày, Sở Y Tế vùng Halton đã can thiệp giúp đỡ cho phép tôi mướn phòng tại một motel trong vùng thích hợp cho việc trị liệu cách ly với giá rẻ hơn (chỉ khoảng 500 Gia kim/tuần). Như thế, tôi chỉ phải trả tiền motel, còn các chi phí bác sĩ, thuốc men liên hệ đến bệnh lao đều được miễn phí. Ngày nào tôi cũng được một y tá của Sở Y Tế Halton đến thăm và cho thuốc. Việc điều trị bệnh lao phổi của tôi được giao phó cho một bác sĩ ngoại trú phụ trách là Dr Neil Rau, một bác sĩ chuyên môn về bệnh truyền nhiễm. Hàng tuần, tôi phải đến văn phòng Bs Neil Rau để ông theo dõi. Vì thế, vào các sáng thứ ba hàng tuần, các anh em đảng Việt Tân tại Toronto thay phiên nhau nghỉ làm để chở tôi từ motel đến văn phòng bác sĩ khám bệnh, nhiều tuần phải đến bệnh viện để thử nghiệm máu, chụp hình phổi, lấy hộp thử đàm... Việc cung cấp đồ ăn thức uống cho tôi cũng do các anh em Việt Tân Toronto đảm trách.

Ngay sau khi tôi vào bệnh viện, Hội Nhân Quyền Toronto đã loan báo tình trạng lâm bệnh của tôi và kêu gọi những người hảo tâm giúp tôi chi trả những chi phí cho việc trị bệnh này. Và qua Hội Nhân Quyền Toronto, tôi đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ tinh thần đến vật chất của rất nhiều người hảo tâm ở nhiều nơi trên thế giới.

Sau một tháng uống thuốc điều trị, bác sĩ Rau cho biết là bệnh tôi đã hết lây lan, nên tôi có thể trở về Mỹ. Tất cả những lần khám bệnh sau ông đều nói như vậy. Nhưng Health Department của vùng Halton không đồng ý như vậy. Họ căn cứ vào những kết quả thử nghiệm đàm và thấy trong đàm vẫn còn nhiều xác vi trùng, mặc dù xác vi trùng ngày càng ít đi. Về sau tôi mới biết rằng tiêu chuẩn để xác định một người bị lao phổi hết giai đoạn lây lan để ra khỏi tình trạng cô lập cao hơn trước đó rất nhiều, nhất là sau vụ một người bị lao phổi ở Atlanta (Hoa Kỳ) đang trong tình trạng bị cách ly đã bay sang Âu Châu để làm đám cưới rồi bay về Montreal (Canada) trước khi trở lại Hoa Kỳ bằng xe hơi. Tại Montreal, ông ta đã lây bệnh sang một số người tại đây khiến cho dư luận và báo chí Canada lên tiếng chỉ trích Y tế Canada.
_______________________
(xem http://www.tinvietonline.com/26/0/2007/5/132781/
hay
http://www.nowpublic.com/update_low_risk_of_tb_exposure_from_infected_traveller)

Vả lại, Health Department ở Halton cũng biết tôi là người sẽ đi nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người trong đó có cả các chính trị gia, nên trường hợp của tôi cũng cần được cứu xét cẩn thận hơn. Ngoài ra, họ cũng cho biết là tôi bị bệnh khá nặng, nên phải điều trị khá lâu. Sau khi điều trị được 6 tuần, thì kể từ tuần thứ 7, tuần nào tôi cũng phải lấy mẫu thử đàm 3 ngày liên tiếp, thường là thứ bảy, Chúa Nhật và thứ hai, trước khi tôi đi bác sĩ vào thứ ba.

Sau khi điều trị được 11 tuần lễ, là một thời gian tương đối khá lâu, mà những kết quả thử nghiệm đàm của tôi vẫn thỉnh thoảng vẫn bị positive, thì họ yêu cầu tôi đến gặp bác sị Michael Gardam ở Toronto Western Hospital vào ngày thứ ba 24/7/2007. Bs Gardam là một chuyên viên về bệnh lao và Health Department tin tưởng vào những phán quyết của ông. Tại đây, sau khi cho tôi chụp hình phổi, lấy mẫu đàm tại chỗ để xét nghiệm, ông đã phối hợp với những hồ sơ bệnh trạng của tôi trước đó. Cuối cùng, ông đã xác định rằng bệnh lao phổi của tôi không còn lây lan nữa, nên tôi sẽ được khỏi tình trạng cách ly và có thể tự do travel bằng máy bay kể từ lúc ấy.

Tôi còn ở lại motel nơi tôi đã ở suốt 11 tuần trước đó đến sáng Chúa Nhật 29/7. Anh Tuy Sơn, một người bạn mới quen, đã mời tôi về nhà anh ở trước khi tôi trở về Hoa Kỳ. Trước khi trở về Mỹ, tôi đi thăm một vài bạn bè và người thân ở Montreal và Ottawa từ thứ hai 30/7 đến thứ hai 6/8. Tôi quyết định về lại Hoa Kỳ càng sớm càng tốt, nhưng tôi chỉ mua được vé máy bay khởi hành từ chiều 13/8. Trong thời gian chờ đợi về Hoa Kỳ, tôi ở nhà anh Tuy Sơn.

Nhưng sáng ngày 13/8, tôi nhận được mail của cô Brenda Smith, người của Toronto Public Health được giao trách nhiệm liên hệ với tôi sau khi tôi ra khỏi tình trạng cách ly. Cô Brenda yêu cầu tôi gọi điện ngay cho cô. Tôi liền điện thoại ngay cho cô, và cô cho biết là Public Health có một vài dữ kiện khiến họ nghi ngờ về khả năng lây lan của tôi. Vì thế, cô yêu cầu tôi hủy bỏ chuyến bay về Washington DC chiều 13/8, và đến gặp lại bác sĩ Gardam vào 11g00 sáng hôm sau 14/8 tại Toronto Western Hospital. Thế là hôm sau anh Tuy Sơn chở tôi tới bệnh viện Toronto.

Bs Gardam cho biết là mặc dù ngày 24/7 ông đã kết luận là bệnh tôi không còn lây lan nữa, nhưng Public Health muốn ông xác định lại khả năng lây lan bệnh của tôi một lần nữa. Vì trong tuần vừa qua, họ nhận thấy kết quả thử mẫu đàm tôi giao vào ngày 9/7 vẫn còn positive, nên họ thấy việc tôi về Mỹ có phần nào chưa bảo đảm an toàn, nên họ đã cố tìm cách ngăn cản việc về Mỹ của tôi. Ông suy đoán rằng sở dĩ họ làm như vậy là do vụ scandal ở Montreal xảy ra cách đây hai tháng do ông Andrew Peter mắc bệnh lao phổi từ Hoa Kỳ bay sang làm lây bệnh cho một số người ở Montreal khiến cho dư luận và báo chí chỉ trích Public Health của Canada. Phần khác cũng vì họ biết tôi đã và sẽ đi nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người trong đó có cả các chính trị gia quan trọng nên trường hợp của tôi phải hết sức cẩn trọng...

Nhưng sau khi nghiên cứu lại hồ sơ bệnh trạng của tôi cùng với một bác sĩ khác chừng 45 phút, Bs Gardam gặp tôi cho biết: Khả năng lây truyền bệnh của tôi rất nhỏ, nên có thể trở về Hoa Kỳ được... vì dù mẫu thử đàm ngày 9/7 là positive, nhưng hai mẫu cuối cùng vào ngày 16/7 và 23/7 cho tới này vẫn được coi là negative (so far is still negative). Các mẫu thử đàm có thể biết sơ khởi bằng kính hiển vi, nhưng khi không đủ số vi trùng để có thể nhìn thấy bằng cách ấy thì phải dùng phương pháp cấy vi trùng vào một môi trường thích hợp để nó sinh sản nhiều lên (gọi là culture), nhưng phải chờ 6 tuần lễ mới có kết quả. Vì thế, hai mẫu đàm còn lại giao ngày 16/7 và 23/7 phải chờ đến ngày 27/8 và 3/9 mới có kết quả. Bs Gardam căn cứ vào hai mẫu thử đàm này và các hình chụp phổi bằng X-ray để kết luận rằng khả năng lây lan bệnh của tôi là rất nhỏ. Vì thế, trong lần gặp này ông không hề bắt tôi phải thử đàm hay chụp X-ray lại, và cũng không chủ trương thay thuốc hay thêm thuốc cho tôi... Ông nói ông sẽ thuyết phục Public Health để họ đồng ý cho tôi trở về Hoa Kỳ. Ông đã liên hệ điện thoại ngay lúc ấy với bà Joy Marshall, người có trách nhiệm quyết định nhưng không gặp. Ông bảo khi nào gặp được bà, ông sẽ báo ngay cho tôi. Nhưng cả buổi chiều 14/7 và sáng 15/7 ông vẫn chưa gọi điện cho tôi.

Mãi đến chiều 15/7 tôi mới nhận được điện thoại của bà Jennifer McLean, là y tá của Public Health phụ trách vùng nhà của anh Tuy Sơn, nơi tôi đang trọ. Bà cho biết quyết định của Ministry of Health là:

– Tôi vẫn chưa thể về Mỹ, mặc dù khả năng lây nhiễm là “minimal

– Phải chờ kết quả thử nghiệm của hai mẫu đàm ngày 16/7 và 23/7 để có thể chắc chắn 100%. Hiện nay hai mẫu này vẫn tạm được coi là negative. Vì vậy tôi còn phải ở lại Canada ít nhất là đến đầu tháng 9. Nếu tới ngày ấy, hai mẫu này đều được xác định là negative thì mới bảo đảm được 100% là bệnh tôi không còn lây nhiễm.

– Tình trạng của tôi hiện nay không phải là bị cô lập như 11 tuần trước đây tại motel, nhưng cũng cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với người khác.

Mãi đến 5g00 chiều Bs Gardam mới gọi phone cho chúng tôi. Ông cho biết sở dĩ Public Health ở Canada đòi hỏi phải bảo đảm 100% về sự an toàn không lây nhiễm như thế là do yêu cầu từ Public Health của Hoa Kỳ. Khi ông tìm đủ cách thuyết phục để tôi được tự do travel, thì Public Health ở Canada cuối cùng cho ông biết như thế. Ông nói ông sẽ yêu cầu họ rằng trong thời gian chờ đợi này, tôi phải được coi như một người bình thường, không phải chịu một hạn chế nào cả, vì khả năng lây nhiễm của tôi hết sức nhỏ. Những trường hợp tương tự khác không đòi hỏi một mức độ an toàn cao như vậy.

Do đó, tôi sẽ còn phải ở lại Canada ít nhất đến đầu tháng 9. Xin thông báo với các Bạn như vậy để cùng cảm thông với tôi.

Nguyễn Chính Kết



Xem thêm

http://www.tinvietonline.com/26/0/2007/5/132781/

Tin AP loan đầu giờ chiều Thứ Tư nói rằng đây là lần đầu tiên kể từ năm 1960 cho tới nay, một người đàn ông bị nhiễm vi khuẩn tuberculosis đã được chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cách ly hoàn toàn. Người đàn ông này đã nói với một nhật báo rằng ông ta đã đi trên chuyến bay đầu từ Atlanta tới Liên Âu để làm đám cưới, và sau đó vội vã đáp chuyến bay thứ nhì để trở về nhà vì ông ta sợ sẽ bị ‘tử thần tới đón đi’ nếu không được chữa trị ở Hoa Kỳ.

Giám đốc Trung tâm Ngăn Chống và Kiểm Soát Bệnh Dịch (Centers for Disease Control and Prevention), Julie Gerberding hôm Thứ Tư nói rằng CDC đang làm việc chặt chẽ với các hãng hàng không để tìm kiếm những người khách đi chung chuyến bay với người đàn ông nói trên, có thể đã bị mắc chứng bệnh đáng sợ nói trên. Các viên chức Bộ Y Tế Pháp và Ý đều đang tận lực theo dõi cuộc hành trình của người đàn ông này có thể liên quan tới công dân của họ.

Người đàn ông này đã bay tới Paris ngày 12-5 trên chuyến bay Air France số 385, và cùng với chuyến bay của hãng Delta, số hiệu 8517.

Theo loan báo của các nhà chuyên môn, 1 hành khách đã bị nhiễm bệnh lao phổi loại XDR, có sức kháng thuốc mạnh và khó chữa sau chuyến bay từ Atlanta đi Paris hôm 12-5. Tiếp đó, ngày 24-5, ông này dùng phi cơ của Czech Air để bay từ Prague sang Montreal (Canada) trước khi đến Hoa Kỳ bằng đường bộ, mà nay không rõ tung tích.

Nhà chức trách liên bang đã phát lệnh cách ly, trong khi hệ thống các trung tâm phòng chống bệnh (CDC) khuyến cáo những hành khách cùng dãy ghế hay cách 2 hàng ghế đi khám bác sĩ cho chắc.

(Theo VietBao Online)

Cập nhật: May 31 2007 08:41:55.

Highly Infectious TB: Air Travellers Exposed
http://www.nowpublic.com/update_low_risk_of_tb_exposure_from_infected_traveller
Updated Wed. May. 30 2007 9:49 AM ET
CTV.ca News Staff
A public health official won't rule out the possibility that a man with tuberculosis who travelled aboard two trans-Atlantic flights this month infected Canadians -- but he said the chances are low.
The man is believed to be infected with a strain of the disease known as XDR TB, so labelled because it is considered extremely drug resistant.
He departed Atlanta, Ga. for Paris on May 12 aboard Air France Flight 385, then flew back to North America aboard Czech Air Flight 0104 from Prague, Czech Republic last Thursday, landing in Montreal, then driving to the U.S.
"In general for Canadians and for their fellow passengers on this flight, there's no need to worry," Dr. Howard Njoo of the Public Health Agency of Canada told CTV's Canada AM.
He said modern jet planes are equipped with air filters that are designed to screen out the tuberculosis bacilli.
"The risk of transmission is considered to be very low; however, we cannot say definitively that the risk is zero and therefore we are undertaking certain public health measures."
Njoo said officials are tracking down passengers who sat near the man -- an American citizen whose name has not been released -- and alerting their local health officials to the need for TB screening.
Health authorities in the U.S. and a number of other countries are doing the same thing, but are also playing down the risk.
"We have no suspicion that this patient was highly infectious (when he was travelling)," CDC Director Dr. Julie Gerberding said during a teleconference from Atlanta on Tuesday.
"In fact, the medical evidence would suggest that his potential for transmission would be on the low side," she added, "but we know it isn't zero."
The strain of TB can be fatal, especially in people infected with HIV, and as with other forms of TB, can be spread through the air.
The Public Health Agency of Canada is asking any passengers who were on the flight to call 1 866 225 0709.
Infectious disease specialist Dr. Neil Rau told Canada AM that TB is still a common problem in developing nations, among the homeless and in prisons, and said there has been a resurgence of the disease in North America in recent years, due in part to immigration from developing nations.
He said treatment of the drug-resistant form of the disease involves placement in a sanatorium, quarantine and an extensive drug regime.
"And then the other big implication of course is if someone is exposed, you don't know what you can really give them and that's going to be the case on this airplane flight," Rau said Wednesday.
"If someone really is believed to be infected ... you simply have to wait and see whether those people develop the disease and that period could be months years or decades," he said.
Senior CNN medical correspondent Sanjay Gupta, reporting from Grady Memorial Hospital in Atlanta, told Canada AM on that tuberculosis is spread through the air, often by coughing or sneezing.
The man in question didn't appear to have those sumptoms and "it appears he has a pretty low likelihood of actually being contagious," Gupta said on Wednesday. However, he agreed there is still a risk to other passengers.
"The flip side is that he was in an enclosed space for several hours with several other people around him -- that's a very unusal situation. We know tuberculosis rates in prison are higher, for example, because of that close contact, and that's a concern as well."
"I'd be concerned, if I was sitting next to the gentleman, and I'd want to be tested."