Phong Trào Sàigòn,
Một Cuộc Đấu Tranh Rất Chính Đáng
Một Cuộc Đấu Tranh Rất Chính Đáng
NGUYỄN CHÍNH KẾT
(Phát biểu của Nguyễn Chính Kết
trong đại hội của phong trào Sàigòn)
trong đại hội của phong trào Sàigòn)
Tôi là Nguyễn Chính Kết, một người đang tranh đấu cho tự do dân chủ đa nguyên tại Sàigòn, Việt Nam, rất hân hạnh được góp tiếng nói của mình trong Đại Hội của Phong Trào Sàigòn. Tôi xin trân trọng kính chào tất cả Quý Vị đang có mặt trong đại hội.
Tôi hoàn toàn ủng hộ phong trào tranh đấu đòi trả lại tên Sàigòn cho địa danh Sàigòn cũ. Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cưỡng ép dùng tên của Hồ Chí Minh để đặt lại cho địa danh này. Và tôi cũng hoàn toàn ủng hộ việc đòi trả lại tên Tổng Giáo Phận Sàigòn cho giáo phận của tôi hiện nay đã bị nhóm tay sai của Cộng Sản nằm ngay trong lòng Giáo Hội Việt Nam vận động để đổi tên giáo phận Sàigòn thành giáo phận TP Hồ Chí Minh.
Theo tôi, việc lấy tên Hồ Chí Minh đặt tên cho Sàigòn chẳng những trái với thông lệ ngầm định của văn hóa Việt Nam về địa danh, mà còn là một việc làm thất nhân tâm của đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt lên dân Sàigòn. Như chúng ta đã biết, Sàigòn là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa, là một nước theo chế độ tự do dân chủ và đa nguyên đa đảng đang trên đà phát triển về mặt chính trị cũng như kinh tế, và được thế giới gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Sàigòn khi ấy không thua kém gì, nếu chưa muốn nói là có nhiều điểm vượt trội so với thủ đô của nhiều nước ở vùng Viễn Đông này. Nếu không bị khuấy rối bởi cuộc chiến tranh xâm lược và phi lý của Cộng sản Miền Bắc do Hồ Chí Minh chủ trương và lãnh đạo, thì miền Nam hiện nay, đặc biệt là Sàigòn, theo đà tiến bộ của nó, chắc chắn đã phát triển hơn hiện nay rất nhiều, và Sàigòn sẽ ngày càng xứng đáng với tên “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Trong cuộc chiến tranh tương tàn ấy, Sàigòn đã từng bị quân đội của Hồ Chí Minh tấn công, pháo kích rất nhiều lần, đặc biệt dịp tết Mậu Thân 1968 và từ những năm 1972, 1973 về sau, gây nên biết bao nhiêu tang tóc, đau thương cho cả nước, cách riêng cho người dân Sàigòn. Dân Sàigòn không thể quên được những tin tức báo chí về những vụ khủng bố dã man do quân đội của ông Hồ gây nên, như giật mìn xe đò, xe lửa, đắp mô, pháo kích vào các thành phố, làng mạc…
Vì thế, tên gọi của Hồ Chí Minh, mỗi khi được nhắc đến, đều gây cho người dân Sàigòn một nỗi sợ hãi đi đôi với một niềm kinh tởm vì tội ác của ông ta. Thế mà khi chiếm được miền Nam, đảng Cộng sản đã lấy chính tên của Hồ Chí Minh, cái tên mà người Sàigòn sợ hãi và kinh tởm ấy, để đặt tên thay cho Sàigòn. Đối với dân Sàigòn, đây là một sự nhục nhã đau lòng mà vì yếu thế phải miễn cưỡng chấp nhận. Và nhục nhã hơn cả là mặc dù bất phục, căm ghét, dân Sàigòn vẫn phải ca tụng Hồ Chí Minh. Ai tỏ thái độ bất phục hay chê bai sẽ bị lưu ý và bị ngược đãi.
Đối với Giáo Hội Việt Nam, một điều nhục nhã và đau lòng cho người Kitô hữu là phải chấp nhận Hồ Chí Minh làm tên gọi cho một tổng giáo phận của mình. Ai cũng biết ông Hồ Chí Minh là một người vô thần, hơn nữa, một người chủ trương bách hại tôn giáo, trong đó có đạo Công giáo. Không chỉ thế, như dư luận đã tố cáo, ông có một đời sống luân lý không lấy gì là gương mẫu, nếu không muốn nói là vô đạo… Thế mà tên của ông lại được đặt cho một tổng giáo phận rất lớn của mình. Còn gì oái oăm và ngược đời hơn? Nếu những người cộng sản áp lực Giáo Hội dùng tên ấy thì đành phải chấp nhận. Đằng này lại có những Kitô hữu đã tự ý dựa vào thế mạnh của chủ nhân mới của Sàigòn để yêu cầu Giáo Hội đổi tên giáo phận Sàigòn thành cái tên ngược ngạo ấy. Làm như Giáo Hội nhất thiết phải gắn liền với cái tên ấy, với chế độ ấy! Nhiều người gọi cái thứ Kitô hữu nịnh bợ nhà cầm quyền bất chấp danh dự và quyền lợi của Giáo Hội ấy là “giáo gian”, quả không phải là phi lý.
Hiện nay, chế độ độc tài toàn trị vẫn tiếp tục thần thánh hóa, tô son điểm phấn cho lãnh tụ của mình một cách dối trá, đồng thời nỗ lực bưng bít thông tin về sự thật của lãnh tụ này. Nhưng qua nhiều phương tiện thông tin thời đại, rất nhiều người dân Sàigòn đã nhận ra rằng Hồ Chí Minh không xứng đáng được lấy tên đặt cho thành phố của mình, cũng như cho một tổng giáo phận của Giáo Hội Công giáo tại đây. Vì những lý do sau đây:
– Trước hết, ông đã dùng bạo lực để du nhập vào đất nước mình một chủ thuyết ngoại lai rất tai hại là chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa này đã tạo nên một cuộc nội chiến với cảnh “nồi da xáo thịt” kéo dài hàng chục năm. Ngày nay, thế giới đều thấy hầu hết những nước theo chủ thuyết này đều nghèo nàn, lạc hậu, nhân quyền bị chà đạp, trong đó có đất nước Việt Nam của chúng ta. Tình trạng đau thương ấy hiện nay vẫn đang xảy ra cho dân tộc ta và không biết còn kéo dài bao lâu nữa. Nhiều nước trước kia lạc hậu hơn đất nước ta nay đã tiến bộ vượt xa đất nước ta hàng mấy thập niên. Hiện nay, Việt Nam đang theo đuổi nền kinh tế thị trường như của tư bản, điều ấy cho thấy ông Hồ đã chọn cho dân tộc mình đi theo chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất, chông gai nhất và tốn xương máu nhất để tiến từ chủ nghĩa phong kiến đến chủ nghĩa tư bản. Những nước không cộng sản đã đi con đường ngắn hơn và dễ dàng hơn rất nhiều.
– Công giành lại độc lập và thống nhất đất nước của ông không sao sánh được với những cảnh đau thương, chết chóc mà ông và tập đoàn của ông tạo ra cho đất nước. Có thể nói ông đã mua sự độc lập và sự thống nhất cho đất nước bằng một giá vô cùng mắc mỏ, mua bằng xương máu của hàng triệu thanh niên và hàng triệu người dân khác. Trong khi các nước cũng ở trong hoàn cảnh mất độc lập tương tự và cùng thời với nước ta cũng được độc lập, chỉ sau nước ta một vài năm, nhưng với một giá rẻ hơn gấp bội, không tốn xương máu, không làm cho đất nước bị chia cắt hàng chục năm như nước ta. Để rồi sau đó lại phải tốn biết bao xương máu để thống nhất. Và sau khi thống nhất rồi thì lại trở thành một nước tụt hậu thuộc hàng nghèo nàn nhất thế giới.
– Công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc với hàng mấy trăm ngàn người vô tội chết thảm thương một cách oan ức, chứng tỏ ông không coi mạng sống con người là gì cả. Để cải cách ruộng đất, ông đã không nghĩ ra được một cách nào tốt hơn, đỡ gây đau thương hơn và thiệt hại cho dân tộc hơn cách ông đã làm. Đang khi một người bình thường cũng có thể nghĩ ra những cách giải quyết tốt hơn, hữu hiệu hơn và đỡ tốn máu xương hơn.
– Việc ông có nhiều vợ mà cứ phải dấu dấu diếm diếm để làm như mình là người hết mình chỉ lo cho đất nước, việc ông phủi tay vô trách nhiệm trước cái chết thảm thương của vợ mình (trường hợp bà Nông Thị Xuân), việc ông tự viết sách ca tụng mình (với tên Trần Dân Tiên)… là những việc làm mà một người thật sự có chút liêm sỉ và lương tâm thì không thể làm được.
Một người như thế mà lại được lấy tên đặt cho thành phố Sàigòn, thủ đô cũ của một đất nước tự do, thì không gì oái oăm, ngược đời và phi lý bằng! Vì thế, tôi thấy phong trào Sàigòn tranh đấu đòi trả lại tên Sàigòn cho Sàigòn là một cuộc tranh đấu chính đáng. Tôi hoàn toàn ủng hộ phong trào này.
Cuối cùng, tôi xin kính chào tất cả mọi Quý Vị tham dự đại hội Phong Trào Sàigòn. Kính chúc Quý Vị an mạnh, và nhất là luôn vững tinh thần trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của đất nước hiện nay.
Nguyễn Chính Kết
Tôi hoàn toàn ủng hộ phong trào tranh đấu đòi trả lại tên Sàigòn cho địa danh Sàigòn cũ. Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cưỡng ép dùng tên của Hồ Chí Minh để đặt lại cho địa danh này. Và tôi cũng hoàn toàn ủng hộ việc đòi trả lại tên Tổng Giáo Phận Sàigòn cho giáo phận của tôi hiện nay đã bị nhóm tay sai của Cộng Sản nằm ngay trong lòng Giáo Hội Việt Nam vận động để đổi tên giáo phận Sàigòn thành giáo phận TP Hồ Chí Minh.
Theo tôi, việc lấy tên Hồ Chí Minh đặt tên cho Sàigòn chẳng những trái với thông lệ ngầm định của văn hóa Việt Nam về địa danh, mà còn là một việc làm thất nhân tâm của đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt lên dân Sàigòn. Như chúng ta đã biết, Sàigòn là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa, là một nước theo chế độ tự do dân chủ và đa nguyên đa đảng đang trên đà phát triển về mặt chính trị cũng như kinh tế, và được thế giới gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Sàigòn khi ấy không thua kém gì, nếu chưa muốn nói là có nhiều điểm vượt trội so với thủ đô của nhiều nước ở vùng Viễn Đông này. Nếu không bị khuấy rối bởi cuộc chiến tranh xâm lược và phi lý của Cộng sản Miền Bắc do Hồ Chí Minh chủ trương và lãnh đạo, thì miền Nam hiện nay, đặc biệt là Sàigòn, theo đà tiến bộ của nó, chắc chắn đã phát triển hơn hiện nay rất nhiều, và Sàigòn sẽ ngày càng xứng đáng với tên “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Trong cuộc chiến tranh tương tàn ấy, Sàigòn đã từng bị quân đội của Hồ Chí Minh tấn công, pháo kích rất nhiều lần, đặc biệt dịp tết Mậu Thân 1968 và từ những năm 1972, 1973 về sau, gây nên biết bao nhiêu tang tóc, đau thương cho cả nước, cách riêng cho người dân Sàigòn. Dân Sàigòn không thể quên được những tin tức báo chí về những vụ khủng bố dã man do quân đội của ông Hồ gây nên, như giật mìn xe đò, xe lửa, đắp mô, pháo kích vào các thành phố, làng mạc…
Vì thế, tên gọi của Hồ Chí Minh, mỗi khi được nhắc đến, đều gây cho người dân Sàigòn một nỗi sợ hãi đi đôi với một niềm kinh tởm vì tội ác của ông ta. Thế mà khi chiếm được miền Nam, đảng Cộng sản đã lấy chính tên của Hồ Chí Minh, cái tên mà người Sàigòn sợ hãi và kinh tởm ấy, để đặt tên thay cho Sàigòn. Đối với dân Sàigòn, đây là một sự nhục nhã đau lòng mà vì yếu thế phải miễn cưỡng chấp nhận. Và nhục nhã hơn cả là mặc dù bất phục, căm ghét, dân Sàigòn vẫn phải ca tụng Hồ Chí Minh. Ai tỏ thái độ bất phục hay chê bai sẽ bị lưu ý và bị ngược đãi.
Đối với Giáo Hội Việt Nam, một điều nhục nhã và đau lòng cho người Kitô hữu là phải chấp nhận Hồ Chí Minh làm tên gọi cho một tổng giáo phận của mình. Ai cũng biết ông Hồ Chí Minh là một người vô thần, hơn nữa, một người chủ trương bách hại tôn giáo, trong đó có đạo Công giáo. Không chỉ thế, như dư luận đã tố cáo, ông có một đời sống luân lý không lấy gì là gương mẫu, nếu không muốn nói là vô đạo… Thế mà tên của ông lại được đặt cho một tổng giáo phận rất lớn của mình. Còn gì oái oăm và ngược đời hơn? Nếu những người cộng sản áp lực Giáo Hội dùng tên ấy thì đành phải chấp nhận. Đằng này lại có những Kitô hữu đã tự ý dựa vào thế mạnh của chủ nhân mới của Sàigòn để yêu cầu Giáo Hội đổi tên giáo phận Sàigòn thành cái tên ngược ngạo ấy. Làm như Giáo Hội nhất thiết phải gắn liền với cái tên ấy, với chế độ ấy! Nhiều người gọi cái thứ Kitô hữu nịnh bợ nhà cầm quyền bất chấp danh dự và quyền lợi của Giáo Hội ấy là “giáo gian”, quả không phải là phi lý.
Hiện nay, chế độ độc tài toàn trị vẫn tiếp tục thần thánh hóa, tô son điểm phấn cho lãnh tụ của mình một cách dối trá, đồng thời nỗ lực bưng bít thông tin về sự thật của lãnh tụ này. Nhưng qua nhiều phương tiện thông tin thời đại, rất nhiều người dân Sàigòn đã nhận ra rằng Hồ Chí Minh không xứng đáng được lấy tên đặt cho thành phố của mình, cũng như cho một tổng giáo phận của Giáo Hội Công giáo tại đây. Vì những lý do sau đây:
– Trước hết, ông đã dùng bạo lực để du nhập vào đất nước mình một chủ thuyết ngoại lai rất tai hại là chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa này đã tạo nên một cuộc nội chiến với cảnh “nồi da xáo thịt” kéo dài hàng chục năm. Ngày nay, thế giới đều thấy hầu hết những nước theo chủ thuyết này đều nghèo nàn, lạc hậu, nhân quyền bị chà đạp, trong đó có đất nước Việt Nam của chúng ta. Tình trạng đau thương ấy hiện nay vẫn đang xảy ra cho dân tộc ta và không biết còn kéo dài bao lâu nữa. Nhiều nước trước kia lạc hậu hơn đất nước ta nay đã tiến bộ vượt xa đất nước ta hàng mấy thập niên. Hiện nay, Việt Nam đang theo đuổi nền kinh tế thị trường như của tư bản, điều ấy cho thấy ông Hồ đã chọn cho dân tộc mình đi theo chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất, chông gai nhất và tốn xương máu nhất để tiến từ chủ nghĩa phong kiến đến chủ nghĩa tư bản. Những nước không cộng sản đã đi con đường ngắn hơn và dễ dàng hơn rất nhiều.
– Công giành lại độc lập và thống nhất đất nước của ông không sao sánh được với những cảnh đau thương, chết chóc mà ông và tập đoàn của ông tạo ra cho đất nước. Có thể nói ông đã mua sự độc lập và sự thống nhất cho đất nước bằng một giá vô cùng mắc mỏ, mua bằng xương máu của hàng triệu thanh niên và hàng triệu người dân khác. Trong khi các nước cũng ở trong hoàn cảnh mất độc lập tương tự và cùng thời với nước ta cũng được độc lập, chỉ sau nước ta một vài năm, nhưng với một giá rẻ hơn gấp bội, không tốn xương máu, không làm cho đất nước bị chia cắt hàng chục năm như nước ta. Để rồi sau đó lại phải tốn biết bao xương máu để thống nhất. Và sau khi thống nhất rồi thì lại trở thành một nước tụt hậu thuộc hàng nghèo nàn nhất thế giới.
– Công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc với hàng mấy trăm ngàn người vô tội chết thảm thương một cách oan ức, chứng tỏ ông không coi mạng sống con người là gì cả. Để cải cách ruộng đất, ông đã không nghĩ ra được một cách nào tốt hơn, đỡ gây đau thương hơn và thiệt hại cho dân tộc hơn cách ông đã làm. Đang khi một người bình thường cũng có thể nghĩ ra những cách giải quyết tốt hơn, hữu hiệu hơn và đỡ tốn máu xương hơn.
– Việc ông có nhiều vợ mà cứ phải dấu dấu diếm diếm để làm như mình là người hết mình chỉ lo cho đất nước, việc ông phủi tay vô trách nhiệm trước cái chết thảm thương của vợ mình (trường hợp bà Nông Thị Xuân), việc ông tự viết sách ca tụng mình (với tên Trần Dân Tiên)… là những việc làm mà một người thật sự có chút liêm sỉ và lương tâm thì không thể làm được.
Một người như thế mà lại được lấy tên đặt cho thành phố Sàigòn, thủ đô cũ của một đất nước tự do, thì không gì oái oăm, ngược đời và phi lý bằng! Vì thế, tôi thấy phong trào Sàigòn tranh đấu đòi trả lại tên Sàigòn cho Sàigòn là một cuộc tranh đấu chính đáng. Tôi hoàn toàn ủng hộ phong trào này.
Cuối cùng, tôi xin kính chào tất cả mọi Quý Vị tham dự đại hội Phong Trào Sàigòn. Kính chúc Quý Vị an mạnh, và nhất là luôn vững tinh thần trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của đất nước hiện nay.
Nguyễn Chính Kết
________________________________________________________________________