Đi thăm 3 vị lão thành
đã từng tranh đấu
cho tự do tôn giáo
tại Sàigòn
đã từng tranh đấu
cho tự do tôn giáo
tại Sàigòn
Nguyễn Chính Kết
Sàigòn, ngày 29-9-2005 – Như đã loan tin, Gs Trần Khuê, Lm Nguyễn Văn Lý, Ks Phương Nam và tôi, Nguyễn Chính Kết đã gặp nhau ngày 21-9-2005 tại tư gia của Gs Trần Khuê. Lần gặp ấy, chúng tôi đã hẹn gặp lại nhau vào ngày 28-9-2005 để đi thăm một vài nhà dân chủ và tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Sàigòn. Sở dĩ chúng tôi phải để cả một tuần sau mới gặp nhau lại, vì kể từ 22-9, Gs Trần Khuê có việc phải ra Hà Nội, và chỉ trở về Sàigòn sáng ngày 28-9. Trong thời gian này, chúng tôi đã liên lạc với nhau qua điện thoại để bàn việc gặp những ai, và vào giờ nào. Có lẽ chính vì vậy, mà việc gặp gỡ của chúng tôi đã bị lộ, do điện thoại có thể bị nghe lén.
Gs Trần Khuê đã không thể về Sàigòn đúng vào ngày 28-9, vì không mua được vé máy bay, không biết có ai cố ý cản trở không. Ông chỉ về được vào ngày 29-8. Có lẽ cũng chính vì dự định của chúng tôi bị bại lộ mà 11g00 trưa ngày 28-9, Lm Nguyễn Văn Lý đã bị CA bắt tại một nhà trọ ở đường Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Quận Gò Vấp; và cũng vào giờ ấy, tôi nhận được giấy mời ra CA quận Gò Vấp làm việc vào 1g30 chiều cùng ngày, chỉ để trao đổi về nội dung những bài viết của tôi và những câu trả lời phỏng vấn của tôi trên các đài ngoại quốc.
Hai anh CA làm việc với tôi cho rằng tôi không nắm vững các dữ kiện mà đã vội lên tiếng, nên các phát biểu của tôi thiếu khách quan và trung thực. Tôi không thể tự phán đoán một cách khách quan về những phát biểu mình, nên xin dành sự phán đoán cho mọi người đã từng đọc và nghe tôi. Riêng tôi, tôi chỉ biết hành xử quyền tự do ngôn luận mà hiến pháp và luật pháp Việt Nam đã công nhận để nói lên những suy nghĩ mà tôi cho là trung thực của mình hầu góp ý xây dựng xã hội và Giáo Hội của tôi, hoàn toàn không có mục đích phá hoại hay chống đối ai.
Theo tôi, việc bắt Lm Nguyễn Văn Lý tại nhà trọ vào giữa ban ngày khi ông không có ý nghỉ qua đêm tại đây, và giam giữ ông suốt 13 tiếng, đến 2g00 sáng hôm sau mới thả, là một hành vi vi phạm pháp luật của CA phường 3, Quận Gò Vấp. Vì trước hết, Lm Lý đã xin được giấy phép để đi Đồng Nai để tiễn đưa các cháu ông lên phi trường tại Sàigòn, thì ông có quyền đi lại ban ngày tại Sàigòn. Chỉ khi nào ông ở qua đêm tại Sàigòn thì ông mới phải đăng ký tạm trú tại nơi ông nghỉ đêm mà thôi. Không biết việc CA phường 3, Gò Vấp công khai vi phạm pháp luật như thế thì có ai xét xử hay không.
Rất may là việc ông bị bắt đã được phát hiện, đài BBC đã liên lạc được với ông qua điện thoại cầm tay và phỏng vấn ông khi ông bị tạm giam. 9g30 -10g00 tối hôm ấy (28-9), đài BBC đã phát thanh cuộc phỏng vấn ấy, khiến cho tất cả thế giới đều biết việc làm sai trái của CA phường 3, quận Gò Vấp. Lm Nguyễn văn Lý đã cho biết lý do của việc bắt bớ trái phép này, theo ông, là vì chính quyền muốn ngăn cản ông gặp gỡ các nhà dân chủ tại Sàigòn. Vì thế, sau khi được thả về, ông tương đối được tự do đi lại hơn.
Cuộc gặp gỡ ngày 28-9 không thực hiện được, nên chúng tôi lại hẹn gặp nhau chiều 29-9, cũng qua điện thoại di động. Có lẽ vì thế, CA lại biết được và tìm cách ngăn cản. Tuy nhiên, vì việc ngăn cản lần trước bị bại lộ do tin tức về Lm Lý bị bắt đã loan truyền khắp hành tinh, nên CA đã không dám làm mạnh để ngăn cản cuộc gặp gỡ này.
Trưa 29-9, Lm Lý đã đến nhà tôi dùng bữa trưa. Chúng tôi ăn trưa lúc 1g00. Đang ăn thì anh CA khu vực cùng với tổ trưởng dân phố đưa hai anh CA quận tới để trao cho tôi giấy mời ra CA quận làm việc lúc 2g00 cùng ngày. Tôi biết ngay ý định của họ nên từ chối với lý do mời quá gấp, tôi không thể thu xếp công việc được. Và sau 2g00, tôi đã dùng xe gắn máy để chở Lm Lý đến nhà ông Trần Khuê.
Lm Lý và tôi đã có mặt tại nhà Gs Trần Khuê trước 3g00. Còn Ks Phương Nam cũng gặp chuyện rắc rối trên đường. Anh ra khỏi nhà thì nhận ra ngay hai khuôn mặt quen thuộc vẫn theo dõi anh, hai tên này đã bám sát đằng sau xe anh. Đến 3g50, gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Điện Biên Phủ, anh bị hai anh CA giao thông đuổi theo chận lại. Anh đã trình đầy đủ các giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe, chỉ thiếu giấy bảo hiểm giao thông (việc xin bảo hiểm là chuyện tự nguyện). Nhưng CA giao thông lại nại lý do thiếu giấy bảo hiểm để dẫn anh về Đội Cảnh sát Giao Thông II, số 369 Võ Văn Tần, Quận 3, cách đó khoảng 2-3 cây số, để xử lý. Tại đây, CA giao thông đã giữ anh lại đến 3g30 mới cho anh đi, sau khi kiểm tra số khung xe và số máy thấy phù hợp đúng như trong giấy tờ. Trong thời gian bị giữ tại đây, anh đã nói thẳng cho họ biết: "Tôi biết sở dĩ các anh bắt giữ tôi lại đây chỉ vì CA các anh muốn ngăn cản việc tôi đến gặp Gs Trần Khuê, Lm Nguyễn Văn Lý và Gs Nguyễn Chính Kết tại nhà Gs Trần Khuê mà thôi". Thấy không có lý do gì chính đáng để giữ anh lại, họ đành phải để anh đi. Và anh đã tới nơi lúc 3g40, trễ giờ hẹn 40 phút.
Vì đã trễ giờ, nên chúng tôi đã gọi Taxi đi ngay đến thăm sức khỏe Lm Chân Tín, 85 tuổi, tại dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Quận 3, và tới nơi lúc 4g10. Lm Chân Tín vẫn khỏe và tỏ ra rất minh mẫn. Sau khi trao đổi thật sôi nổi vài ba câu chuyện về tình hình đất nước, về công cuộc đấu tranh dành lại quyền tự do và quyền dân chủ cho người dân, đồng thời khích lệ linh mục hãy mạnh dạn tiếp tục tranh đấu, chúng tôi phải từ giã linh mục lúc 4g50, vì 5g00 linh mục phải ra nhà thờ dâng thánh lễ.
Sau đó, chúng tôi tiếp tục đi taxi đến thăm cụ Lê Quang Liêm, 85 tuổi, vị lãnh đạo một giáo phái Phật giáo Hòa Hảo, ở số E1, cư xá Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận Phú Nhuận, và đã gặp được cụ lúc 5g30. Cụ Liêm đã hết sức cảm động khi thấy chúng tôi đến thăm sức khỏe cụ và gia đình, đồng thời chia buồn với cụ về việc Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo mới đây đã có những người tự thiêu để đòi hỏi tự do cho tôn giáo mình, và về việc 6 người vừa bị Tòa Án Nhân Dân An Giang kết án từ 4 đến 7 năm tù bằng một phiên tòa kín. Sức khỏe cụ vẫn khá tốt, tiếng nói vẫn sang sảng chứng tỏ một ý chí bất khuất, kiên cường. Cụ kể cho chúng tôi nghe Giáo Hội của cụ đã bị đàn áp khốc liệt thế nào đến nỗi các tín đồ đã phải dùng hành động tự thiêu để nói lên tiếng nói của những kẻ bị đàn áp mà không nói lên được. Cụ cho biết còn rất nhiều người đăng ký tự thiêu, nhưng cụ đã ngăn cản. Và cụ cũng kể lại việc cụ bị CA bắt cóc, đẩy lên taxi, và bị đấu tố cách đây mấy năm ra sao.
Đang khi chúng tôi nói chuyện với cụ, thì phóng viên Việt Hùng của đài Á Châu Tự Do đã tình cờ gọi điện thoại cho Ks Phương Nam để hỏi thăm sức khỏe. Nhân dịp này, ông đã phỏng vấn anh Phương Nam, tôi, và Gs Trần Khuê về cuộc đi thăm viếng 3 nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo hôm nay. Gs Trần Khuê đang trả lời phỏng vấn thì điện thoại của Ks Phương Nam hết pin đột ngột, nên cuộc phỏng vấn bị cắt ngang.
Đến 6g30, chúng tôi lại lên đường dưới cơn mưa tầm tã đến nhà cụ Trần Hữu Duyên, cũng 85 tuổi, tại số 103, lô B, chung cư Nguyễn Văn Lượng, đường Thống Nhất, Phường 16, Quận Gò Vấp. Gần nửa tiếng sau, chúng tôi đã gặp cụ Duyên, vị lãnh đạo một giáo phái khác của Phật giáo Hòa Hảo. Mặc dù tuổi đã lớn, nhưng tinh thần cụ vẫn rất cao đã nâng đỡ sức khỏe cụ rất nhiều. Chúng tôi cũng chia buồn với cụ về đại nạn mà Phật giáo Hòa Hảo đã phải gánh chịu trong rất nhiều năm qua, nhất là về những vụ tự thiêu và những vụ xử án một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang vừa qua. Cụ nói bây giờ cụ đã lớn tuổi, không còn nhiều sức khỏe để làm việc hay tranh đấu cho tự do dân chủ của người dân Việt, nhưng cụ rất vui mừng và hết lòng ủng hộ khi thấy có những người trẻ hơn đang tiếp nối công cuộc đấu tranh mà nhiều người trong thế hệ của cụ đã thực hiện nhưng còn dang dở.
Từ giã cụ để ra về, chúng tôi nhận thấy tinh thần yêu nước và sự dấn thân cho đại cuộc đã liên kết những người đấu tranh lại với nhau trong một tình cảm rất thắm thiết. Chúng tôi cũng cảm thấy thật phấn khởi khi thực hiện thành công việc cùng nhau đến thăm những bậc lão thành đã góp công rất nhiều trong công cuộc tranh đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho tự do và dân chủ của người dân, bất chấp gặp nhiều cản trở. Hy vọng cuộc đến thăm này đem lại niềm an ủi các vị lão thành đã hy sinh phần lớn cuộc đời mình cho công cuộc tranh đấu cho đạo pháp và quê hương đất nước.
Chúng tôi biết chúng tôi sẽ còn gặp rất nhiều cản trở và khó khăn khi liên kết lại với nhau vì lý tưởng tự do dân chủ trong chế độ Cộng Sản. Hiện nay, Việt Nam đang cần gia nhập WTO, còn nể nang dư luận quốc tế, nên chúng tôi còn có thể hẹn gặp nhau như thế này. Không biết khi nhà nước Việt Nam không còn bị ràng buộc bởi những nhu cầu cấp thiết hiện tại, thì họ sẽ đối xử với chúng tôi ra sao. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều chấp nhận trả giá rất cao cho lý tưởng tranh đấu này.
Chúng tôi về nhà Gs Trần Khuê khoảng 8g00 tối. Tại đây, Gs Khuê đã mời chúng tôi một bữa cơm thân mật trước khi chúng tôi ra về.
Gs Trần Khuê đã không thể về Sàigòn đúng vào ngày 28-9, vì không mua được vé máy bay, không biết có ai cố ý cản trở không. Ông chỉ về được vào ngày 29-8. Có lẽ cũng chính vì dự định của chúng tôi bị bại lộ mà 11g00 trưa ngày 28-9, Lm Nguyễn Văn Lý đã bị CA bắt tại một nhà trọ ở đường Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Quận Gò Vấp; và cũng vào giờ ấy, tôi nhận được giấy mời ra CA quận Gò Vấp làm việc vào 1g30 chiều cùng ngày, chỉ để trao đổi về nội dung những bài viết của tôi và những câu trả lời phỏng vấn của tôi trên các đài ngoại quốc.
Hai anh CA làm việc với tôi cho rằng tôi không nắm vững các dữ kiện mà đã vội lên tiếng, nên các phát biểu của tôi thiếu khách quan và trung thực. Tôi không thể tự phán đoán một cách khách quan về những phát biểu mình, nên xin dành sự phán đoán cho mọi người đã từng đọc và nghe tôi. Riêng tôi, tôi chỉ biết hành xử quyền tự do ngôn luận mà hiến pháp và luật pháp Việt Nam đã công nhận để nói lên những suy nghĩ mà tôi cho là trung thực của mình hầu góp ý xây dựng xã hội và Giáo Hội của tôi, hoàn toàn không có mục đích phá hoại hay chống đối ai.
Theo tôi, việc bắt Lm Nguyễn Văn Lý tại nhà trọ vào giữa ban ngày khi ông không có ý nghỉ qua đêm tại đây, và giam giữ ông suốt 13 tiếng, đến 2g00 sáng hôm sau mới thả, là một hành vi vi phạm pháp luật của CA phường 3, Quận Gò Vấp. Vì trước hết, Lm Lý đã xin được giấy phép để đi Đồng Nai để tiễn đưa các cháu ông lên phi trường tại Sàigòn, thì ông có quyền đi lại ban ngày tại Sàigòn. Chỉ khi nào ông ở qua đêm tại Sàigòn thì ông mới phải đăng ký tạm trú tại nơi ông nghỉ đêm mà thôi. Không biết việc CA phường 3, Gò Vấp công khai vi phạm pháp luật như thế thì có ai xét xử hay không.
Rất may là việc ông bị bắt đã được phát hiện, đài BBC đã liên lạc được với ông qua điện thoại cầm tay và phỏng vấn ông khi ông bị tạm giam. 9g30 -10g00 tối hôm ấy (28-9), đài BBC đã phát thanh cuộc phỏng vấn ấy, khiến cho tất cả thế giới đều biết việc làm sai trái của CA phường 3, quận Gò Vấp. Lm Nguyễn văn Lý đã cho biết lý do của việc bắt bớ trái phép này, theo ông, là vì chính quyền muốn ngăn cản ông gặp gỡ các nhà dân chủ tại Sàigòn. Vì thế, sau khi được thả về, ông tương đối được tự do đi lại hơn.
Cuộc gặp gỡ ngày 28-9 không thực hiện được, nên chúng tôi lại hẹn gặp nhau chiều 29-9, cũng qua điện thoại di động. Có lẽ vì thế, CA lại biết được và tìm cách ngăn cản. Tuy nhiên, vì việc ngăn cản lần trước bị bại lộ do tin tức về Lm Lý bị bắt đã loan truyền khắp hành tinh, nên CA đã không dám làm mạnh để ngăn cản cuộc gặp gỡ này.
Trưa 29-9, Lm Lý đã đến nhà tôi dùng bữa trưa. Chúng tôi ăn trưa lúc 1g00. Đang ăn thì anh CA khu vực cùng với tổ trưởng dân phố đưa hai anh CA quận tới để trao cho tôi giấy mời ra CA quận làm việc lúc 2g00 cùng ngày. Tôi biết ngay ý định của họ nên từ chối với lý do mời quá gấp, tôi không thể thu xếp công việc được. Và sau 2g00, tôi đã dùng xe gắn máy để chở Lm Lý đến nhà ông Trần Khuê.
Lm Lý và tôi đã có mặt tại nhà Gs Trần Khuê trước 3g00. Còn Ks Phương Nam cũng gặp chuyện rắc rối trên đường. Anh ra khỏi nhà thì nhận ra ngay hai khuôn mặt quen thuộc vẫn theo dõi anh, hai tên này đã bám sát đằng sau xe anh. Đến 3g50, gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Điện Biên Phủ, anh bị hai anh CA giao thông đuổi theo chận lại. Anh đã trình đầy đủ các giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe, chỉ thiếu giấy bảo hiểm giao thông (việc xin bảo hiểm là chuyện tự nguyện). Nhưng CA giao thông lại nại lý do thiếu giấy bảo hiểm để dẫn anh về Đội Cảnh sát Giao Thông II, số 369 Võ Văn Tần, Quận 3, cách đó khoảng 2-3 cây số, để xử lý. Tại đây, CA giao thông đã giữ anh lại đến 3g30 mới cho anh đi, sau khi kiểm tra số khung xe và số máy thấy phù hợp đúng như trong giấy tờ. Trong thời gian bị giữ tại đây, anh đã nói thẳng cho họ biết: "Tôi biết sở dĩ các anh bắt giữ tôi lại đây chỉ vì CA các anh muốn ngăn cản việc tôi đến gặp Gs Trần Khuê, Lm Nguyễn Văn Lý và Gs Nguyễn Chính Kết tại nhà Gs Trần Khuê mà thôi". Thấy không có lý do gì chính đáng để giữ anh lại, họ đành phải để anh đi. Và anh đã tới nơi lúc 3g40, trễ giờ hẹn 40 phút.
Vì đã trễ giờ, nên chúng tôi đã gọi Taxi đi ngay đến thăm sức khỏe Lm Chân Tín, 85 tuổi, tại dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Quận 3, và tới nơi lúc 4g10. Lm Chân Tín vẫn khỏe và tỏ ra rất minh mẫn. Sau khi trao đổi thật sôi nổi vài ba câu chuyện về tình hình đất nước, về công cuộc đấu tranh dành lại quyền tự do và quyền dân chủ cho người dân, đồng thời khích lệ linh mục hãy mạnh dạn tiếp tục tranh đấu, chúng tôi phải từ giã linh mục lúc 4g50, vì 5g00 linh mục phải ra nhà thờ dâng thánh lễ.
Sau đó, chúng tôi tiếp tục đi taxi đến thăm cụ Lê Quang Liêm, 85 tuổi, vị lãnh đạo một giáo phái Phật giáo Hòa Hảo, ở số E1, cư xá Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận Phú Nhuận, và đã gặp được cụ lúc 5g30. Cụ Liêm đã hết sức cảm động khi thấy chúng tôi đến thăm sức khỏe cụ và gia đình, đồng thời chia buồn với cụ về việc Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo mới đây đã có những người tự thiêu để đòi hỏi tự do cho tôn giáo mình, và về việc 6 người vừa bị Tòa Án Nhân Dân An Giang kết án từ 4 đến 7 năm tù bằng một phiên tòa kín. Sức khỏe cụ vẫn khá tốt, tiếng nói vẫn sang sảng chứng tỏ một ý chí bất khuất, kiên cường. Cụ kể cho chúng tôi nghe Giáo Hội của cụ đã bị đàn áp khốc liệt thế nào đến nỗi các tín đồ đã phải dùng hành động tự thiêu để nói lên tiếng nói của những kẻ bị đàn áp mà không nói lên được. Cụ cho biết còn rất nhiều người đăng ký tự thiêu, nhưng cụ đã ngăn cản. Và cụ cũng kể lại việc cụ bị CA bắt cóc, đẩy lên taxi, và bị đấu tố cách đây mấy năm ra sao.
Đang khi chúng tôi nói chuyện với cụ, thì phóng viên Việt Hùng của đài Á Châu Tự Do đã tình cờ gọi điện thoại cho Ks Phương Nam để hỏi thăm sức khỏe. Nhân dịp này, ông đã phỏng vấn anh Phương Nam, tôi, và Gs Trần Khuê về cuộc đi thăm viếng 3 nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo hôm nay. Gs Trần Khuê đang trả lời phỏng vấn thì điện thoại của Ks Phương Nam hết pin đột ngột, nên cuộc phỏng vấn bị cắt ngang.
Đến 6g30, chúng tôi lại lên đường dưới cơn mưa tầm tã đến nhà cụ Trần Hữu Duyên, cũng 85 tuổi, tại số 103, lô B, chung cư Nguyễn Văn Lượng, đường Thống Nhất, Phường 16, Quận Gò Vấp. Gần nửa tiếng sau, chúng tôi đã gặp cụ Duyên, vị lãnh đạo một giáo phái khác của Phật giáo Hòa Hảo. Mặc dù tuổi đã lớn, nhưng tinh thần cụ vẫn rất cao đã nâng đỡ sức khỏe cụ rất nhiều. Chúng tôi cũng chia buồn với cụ về đại nạn mà Phật giáo Hòa Hảo đã phải gánh chịu trong rất nhiều năm qua, nhất là về những vụ tự thiêu và những vụ xử án một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang vừa qua. Cụ nói bây giờ cụ đã lớn tuổi, không còn nhiều sức khỏe để làm việc hay tranh đấu cho tự do dân chủ của người dân Việt, nhưng cụ rất vui mừng và hết lòng ủng hộ khi thấy có những người trẻ hơn đang tiếp nối công cuộc đấu tranh mà nhiều người trong thế hệ của cụ đã thực hiện nhưng còn dang dở.
Từ giã cụ để ra về, chúng tôi nhận thấy tinh thần yêu nước và sự dấn thân cho đại cuộc đã liên kết những người đấu tranh lại với nhau trong một tình cảm rất thắm thiết. Chúng tôi cũng cảm thấy thật phấn khởi khi thực hiện thành công việc cùng nhau đến thăm những bậc lão thành đã góp công rất nhiều trong công cuộc tranh đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho tự do và dân chủ của người dân, bất chấp gặp nhiều cản trở. Hy vọng cuộc đến thăm này đem lại niềm an ủi các vị lão thành đã hy sinh phần lớn cuộc đời mình cho công cuộc tranh đấu cho đạo pháp và quê hương đất nước.
Chúng tôi biết chúng tôi sẽ còn gặp rất nhiều cản trở và khó khăn khi liên kết lại với nhau vì lý tưởng tự do dân chủ trong chế độ Cộng Sản. Hiện nay, Việt Nam đang cần gia nhập WTO, còn nể nang dư luận quốc tế, nên chúng tôi còn có thể hẹn gặp nhau như thế này. Không biết khi nhà nước Việt Nam không còn bị ràng buộc bởi những nhu cầu cấp thiết hiện tại, thì họ sẽ đối xử với chúng tôi ra sao. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều chấp nhận trả giá rất cao cho lý tưởng tranh đấu này.
Chúng tôi về nhà Gs Trần Khuê khoảng 8g00 tối. Tại đây, Gs Khuê đã mời chúng tôi một bữa cơm thân mật trước khi chúng tôi ra về.
________________________________________________________________________