Áp Lực Quốc Tế Cần Thiết
Cho Nhân Quyền và Dân Chủ Việt Nam

Việt Nam, ngày 10 tháng 12 năm 2005

Kính thưa Quý Vị,

Là một người dạy triết học tại một số tu viện Công giáo, cũng là một người thường quan tâm đến những vấn đề nhân quyền, đặc biệt vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam, tôi rất hân hạnh được trình bày một vài suy nghĩ của mình với Quý Vị, là những người đang quan tâm đến những vấn đề nhân quyền trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam.

Trước hết, tôi xin kính chúc Quý Vị luôn an mạnh để thực hiện những hoài bão tốt đẹp mà Quý Vị đang cưu mang, đồng thời cầu chúc Quý Vị đạt được nhiều thành quả tốt đẹp trong hội nghị này.

Kế đến, tôi xin trình bày những suy nghĩ của tôi về tình trạng nhân quyền hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một vài đề nghị cho việc phát triển nhân quyền tại Việt Nam.

***

Từ khi nắm được quyền cai trị tại miền Bắc Việt Nam năm 1945, và miền Nam Việt Nam năm 1975, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã tự tiện áp đặt một chính sách độc tài đảng trị lên Việt Nam. Sau khi các nước cộng sản Liên Xô và Đông Âu sụp đổ từ 1989 đến 1991, để củng cố độc quyền cai trị đã bị suy yếu, đảng CSVN đã hợp thức hóa độc quyền này bằng điều 4 trong hiến pháp 1992, xác định đảng CSVN là người lãnh đạo duy nhất của đất nước này.

Để bảo vệ độc quyền này, nhà cầm quyền Việt Nam đã hạn chế tối đa những quyền căn bản của người dân để những quyền này không phương hại đến độc quyền cai trị của họ. Vì thế, tại Việt Nam, các nhân quyền căn bản đã bị vi phạm trầm trọng, điển hình như:

– Quyền tự do ngôn luận: Trong số hơn 600 tờ báo được xuất bản tại Việt Nam, không một tờ nào là của tư nhân, tất cả đều là của nhà nước hoặc những cơ quan ngoại vi của đảng CSVN. Những người lên tiếng phê bình chính sách cai trị của đảng thường bị sách nhiễu, bị bắt giam hoặc quản chế, như các ông HT Thích Huyền Quang, HT Thích Quảng Độ, Lm Nguyễn Văn Lý, Lm Phan Văn Lợi, Bs Phạm Hồng Sơn, Luật gia Lê Chí Quang, v.v…

– Quyền tự do tôn giáo: Nhà nước Việt Nam không công nhận một số tôn giáo cũng như tổ chức tôn giáo và cấm họ không được hoạt động, như Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hòa hảo, một số giáo hội Tin Lành. Tại một số tỉnh như Sơn La, Lai Châu… chính quyền buộc các dân tộc thiểu số phải bỏ đạo. Chính quyền cũng đã trưng thu hoặc mượn đất đai và các cơ sở tôn giáo nhiều năm, và rất nhiều trường hợp chưa trả lại, v.v…

– Quyền tự do lập hội: Vào năm 2000, nhà nước chẳng những không chấp nhận mà còn sách nhiễu hoặc giam giữ những người xin lập đảng hay lập hội như ký giả Nguyễn Vũ Bình (Đảng Tự Do Dân Chủ), các ông Trần Khuê và Phạm Quế Dương (Hội Nhân Dân Việt Nam Ủng Hộ Đảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng, rồi sau đó Nhóm Dân Chủ Việt Nam).

– Quyền tự do ứng cử: Đầu năm 2002, ông Phạm Quế Dương tuyên bố ứng cử quốc hội Việt Nam kỳ bầu cử ngày 19-5-2002, nhưng ông đã bị loại ra khỏi danh sách ứng cử viên, chỉ vì ông không được đảng CS đề cử.

Mới đây, vì có nhu cầu gia nhập Thương Ước Việt Mỹ (BTA), Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), và muốn tiếp tục nhận viện trợ từ các nước Âu Mỹ, họ đã phần nào nới lỏng một số nhân quyền theo những đòi hỏi của các quốc gia trên. Nói chung, họ chỉ tỏ vẻ tôn trọng những quyền đó khi bị áp lực.

Hiện nay, Hà Nội đang phải đối diện với hai áp lực:

– Từ những tranh đấu của người dân trong và ngoài nước.
– Từ những đòi hỏi của quốc tế.

Áp lực từ người dân Việt Nam là chính nhưng chưa đủ để buộc đảng CSVN phải thay đổi, cần phải có thêm áp lực từ chính phủ của các nước tự do dân chủ, nhất là những nước đang cấp viện cho họ, và các tổ chức phi chính phủ.

Trước những đòi hỏi quốc tế buộc Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, nhà cầm quyền Việt Nam thường tìm cách tạo vẻ tiến bộ bên ngoài để được các quốc gia khác chấp nhận. Như vậy, một mặt họ tiếp tục vi phạm nhân quyền, mặt khác họ tìm cách biểu lộ ra bên ngoài một thứ nhân quyền và dân chủ hình thức, đồng thời tuyên truyền về những thành tựu giả tạo ấy.

Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng để nhân dân Việt Nam được hưởng cách thỏa đáng những quyền căn bản và quyền làm chủ đất nước (dân chủ đích thực), thì song song với nỗ lực đòi tự do dân chủ của người dân trong nước, cần phải có các áp lực mạnh mẽ từ bên ngoài. Thiếu những áp lực này, Việt Nam rất khó tiến triển về mặt nhân quyền và dân chủ.

Đề nghị:

Trước hết, theo nhận định của một số nhà dân chủ trong nước, để Việt Nam có tự do dân chủ thật sự, chúng ta nên đòi nhà cầm quyền Việt Nam

– Phải tôn trọng những quyền tự do căn bản nhất, như quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do ứng cử và bầu cử và tự do tôn giáo.

– Trả tự do ngay cho những ai đang bị giam giữ hoặc quản chế dưới mọi hình thức vì đã từng lên tiếng cho tự do dân chủ trong nước, trong đó có một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, và các ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Ngọc Thạch, HT Thích Huyền Quang, HT Thích Quảng Độ, Lm Phan Văn Lợi, v.v…

Ngoài ra, để nhân quyền được thực sự bảo đảm, Việt Nam cần có trong nước các văn phòng nhân quyền thường trực của Liên Hiệp Quốc và của các tổ chức nhân quyền quốc tế để dễ dàng theo dõi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Tất cả những đề nghị trên đều là những điều rất bình thường và được bảo đảm trong các nước tự do dân chủ, nhưng tại Việt Nam lại là cả một vấn đề nghiêm trọng. Đó là những quyền căn bản cá nhân được quy định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng.

Nhưng cho đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ nới lỏng thêm những quyền ấy mỗi khi có áp lực buộc họ phải tôn trọng. Những lời kêu gọi suông thường không có tác dụng bằng những lời có áp lực cụ thể đi kèm.


NGUYỄN CHÍNH KẾT
6/8A, Quang Trung, Phường 12,
Gò Vấp, Sàigòn, Việt Nam,
email: nguyenchinh2005@gmail.com


International Support Is Essential
for Human Rights and Democracy in Vietnam

Vietnam, December 10, 2005

Ladies and Gentlemen:

As a philosophy lecturer at some Catholic convents in Vietnam who have particularly been concerned about the issue of human rights, especially the religious freedom, I am greatly honored to have this rare opportunity to present some of my thoughts to you since you are also concerned about the same issue around the world, including Vietnam.

I’d like to wish you first the best of health in trying to realize your noble aspirations, and next, your remarkable success in this conference.

My focus will be on the current situation of human rights in my country, followed by some humble suggestions as to how to help the human rights to develop there.

***

Since its seizure of power in North Vietnam in 1945 and then in South Vietnam in 1975, the Vietnamese Communist Party (VCP) has given itself the right to impose its dictatorship over the country. After the collapse of the Soviet Union and the Eastern European nations, resulting in significantly weakening its rule, the VCP cunningly justified its retention of power through Article 4 of the Constitution of 1992, making it the forever sole ruler of the country. Consequently, it began to severely restrict most of the people’s basic rights, typically:

- The freedom of speech: among over 600 newspapers and magazines published in Vietnam, none is owned by a private citizen. Critics of the dictatorial policy have been harassed, imprisoned or placed under house arrest, including the Most Venerable Thich Huyen Quang, the Most Venerable Thich Quang Do, Father Nguyen Van Ly, Father Phan Van Loi, Dr. Pham Hong Son, Jurist Le Chi Quang and Journalist Nguyen Vu Binh.

- The freedom of religion: several religions or religious organizations are not recognized, and therefore not allowed to exist, by the authorities. In some provinces, followers are forced to quit their faith. Countless properties and facilities of the Unified Buddhist Church of Vietnam, the Hoa Hao Buddhist Sect, the Catholic Church, The Cao-Dai Church, the Protestant Church are confiscated or ‘indefinitely borrowed’.

- The freedom of association: in 2000, the VCP not only denied the requests for forming political parties or associations but also arrested applicants of those requests, such as Journalist Nguyen Vu Binh (Freedom and Democracy Party), Prof. Tran Khue and Col. Pham Que Duong (Association of Vietnamese Supporters of the communist party and the State in Attacking Corruption, and later The Vietnam Democracy Movement).

- The freedom of election: at the beginning of 2002, Col. Pham Que Duong declared he would run for the National Assembly in the election of 5-19-2002; however, his name was arbitrarily removed from the list of candidates, as his candidacy had not been allowed by the VCP.

Due to a recent need to participate in the US-Vietnam Bilateral Trade Agreement, the World Trade Organization, and to receive more aids from Western nations, the VCP has loosened its grip in response to demands from these countries. Actually, the Vietnamese communists agree to cede only under pressure.

At present, Hanoi has to deal with two types of pressures:

- From activists in and out of Vietnam, and
- From international demands.

The pressure from Vietnamese activists is the major one but not strong enough to force the VCP to change. More pressures are needed from the governments of democracies, especially those that are providing Vietnam with aids, and international non-governmental organizations. The Vietnamese authorities often try to present a nice image to the world so they can be left alone to keep violating human rights.

I believe, therefore, in order to effectively help the Vietnamese people to enjoy their basic rights and to be the real master of their country (true democracy), efforts should be made to demand freedom and democracy in parallel with strong pressures from the world.

As suggested by countless Vietnamese democracy activists, for Vietnam to enjoy real freedom and democracy, the Vietnamese communist authorities should be:

- Pressured into respecting the most basic rights, namely: freedoms of association, speech, running for office and voting, and religion, and

- Required to immediately stop harassment or free all those who have been held or placed under house arrest in all forms because of their demand for freedom and democracy, including Hoa Hao Buddhists and renowned dissidents like Dr. Pham Hong Son, Nguyen Vu Binh, Nguyen Khac Toan, Pham Ngoc Thach, Ven. Thich Huyen Quang, Ven. Thich Quang Do, Tran Huu Duyen, Le Quang Liem and Rev. Phan Van Loi.

In addition, there is a need for representing offices of the United Nations and other international human rights organizations to be set up in Vietnam to help guarantee human rights activities and to follow them up.

Such suggestions make no sense in democratic countries, but they are critical in Vietnam. Those individual rights have been stipulated in various documents of the United Nations such ash the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights that Vietnam has pledged to respect.

Unfortunately, the reality in Vietnam is far from what civilized people take for granted. The truth in my country is that the VCP has deaf ears. It only reacts to the green color of dollars and concrete demands from the world’s community.

Thank you.


NGUYEN CHINH KET
6/8A, Quang Trung, Precinct 12,
Go Vap, Saigon, Vietnam,
email: nguyenchinh2005@gmail.




________________________________________________________________________