Anh Đỗ Nam Hải lại bị cưỡng chế
đóng tiền phạt
đóng tiền phạt
Nguyễn Chính Kết
Chiều 30/8/2006, anh Phương Nam - Đỗ Nam Hải lại nhận được Giấy Mời làm việc từ Hội Đồng Nhân Dân - Ủy Ban Nhân Dân - Phường 9, Quận Phú Nhuận - Số 92 Trần Khắc Chân (ĐT 844.1120).
Nội dung Giấy Mời yêu cầu anh Hải đến làm việc tại Văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc Phường 9 tại địa chỉ trên vào lúc 15g00 ngày 31/8/2005, để họ "tống đạt quyết định cưỡng chế hành chính của chủ tịch UBND quận Phú Nhuận đối với ông Đỗ Nam Hải". Giấy mời do ông Nguyễn Bá Tùng, chủ tịch UBND Phường 9 – Q. Phú Nhuận ký tên.
Và 3g00 chiều ngày 31/8/2006, anh Hải đã đến Văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc phường 9, quận Phú Nhuận. Tại đây, anh đã gặp ông Nguyễn Bá Tùng, chủ tịch UBND phường 9; ông Đỗ Văn Thế, thư ký văn phòng Phường 9 và trung tá Đoàn Duy Thanh - Đội phó đội an ninh nhân dân, thuộc CA quận Phú Nhuận. Ba người này nói chỉ có nhiệm vụ giao cho anh quyết định số 712/QĐ-CC với tựa đề: "Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội – quản lý, cung cấp và sử dụng Internet", do ông Phạm Công Nghĩa, chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, ký ngày 15/8/2006.
Nội dung chính của quyết định này là "Biện pháp cưỡng chế: kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt là: 1.500.000 đồng + 15.000.000 đồng = 16.500.000 đồng để bán đấu giá… " đồng thời "chịu phí tổn về việc tổ chức thực hiện cưỡng chế".
Sau đó, ba người này cũng lập biên bản số 01/BB do ông Nguyễn Bá Tùng ký xác nhận họ đã giao quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính trên. Văn bản này yêu cầu: "… Ông Đỗ Nam Hải phải chấp hành quyết định trên trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ hôm nay. Quá thời hạn nói trên mà ông Đỗ Nam Hải không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành… ".
Anh Hải hỏi họ: "Thế các ông định cưỡng chế thi hành Quyết định này như thế nào?"
Họ trả lời: "Thì chúng tôi sẽ đến nhà anh kê biên tài sản và sau đó là bán đấu giá chúng".
Anh Hải tuyên bố: "Được, các ông có gan làm bậy thì tôi có gan chịu. Nhưng tôi cảnh báo trước: nếu vì việc các ông đến nhà kê biên tài sản mà cha, mẹ tôi nay đã già yếu, bệnh tật bị ngã ra đấy thì các ông phải chịu trách nhiệm! Hơn nữa, những hành vì vi phạm chính Hiến pháp Việt Nam ấy của các ông sẽ được tôi thu âm, thu hình một cách công khai để tố cáo trước công luận trong nước và quốc tế".
Họ trả lời: "Nếu vậy anh Hải cứ tự nguyện đi đóng phạt tại Kho bạc nhà nước đi, thì chúng tôi khỏi phải đến nhà anh".
Anh Hải nói: "Không! Tôi không bao giờ đóng phạt cho các ông, dù chỉ là một đồng bởi hai lý do rất đơn giản: thứ nhất là chính quyền sai, tôi đúng. Nếu tôi đóng phạt tức là khuyến khích cho những việc làm sai trái tiếp theo của các cấp chính quyền. Thứ hai là tiền đóng phạt sẽ vào Ngân sách nhà nước, để rồi góp phần nuôi cái bộ máy đàn áp nhân dân, đàn áp tôi hiện nay. Như vậy tôi còn có tội với đất nước tôi, đồng bào tôi!".
Nghe xong, ông Trung tá công an Đoàn Duy Thanh nói: "Anh Hải nói như vậy là không được. Anh nói vậy là giữa chúng ta có những điểm lệch nhau rồi".
Anh Hải trả lời: "Lệch là dĩ nhiên rồi, chứ giữa tôi với các anh mà lại trùng nhau, thì tôi còn cùng với nhân dân tôi đứng lên đấu tranh giành tự do, dân chủ cho đất nước làm gì nữa?"
Cả hai văn bản trên, anh Hải đều ghi ở bên dưới câu: "Một lần nữa, tôi cương quyết phản đối quyết định sai trái này của UBND quận Phú Nhuận, Sàigòn, và khẳng định: Tôi cương quyết không chịu đóng phạt, dù chỉ là một đồng". Trước khi ký tên, anh ghi: "Tôi không vi phạm".
***
Như vậy là từ đầu năm 2006 đến nay (31/8/2006), anh Đỗ Nam Hải đã nhận được 5 Quyết định xử phạt và cưỡng chế xử phạt hành chính, của các cấp chính quyền Sài Gòn.5 Quyết định đó là:
1) Quyết định số 199/QĐ-UBND
– Do ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND Tp. HCM ký ngày 16/1/2006,
– Chủ trương: xử phạt anh 20 triệu VNĐ.
– Lý do ghi trong văn bản là: "Phát hành hoặc tàng trữ nhằm mục đích lưu hành xuất bản phẩm thuộc loại không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu. Vi phạm và xử lý theo Điểm a, Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ".
– Lý do trong thực tế là: anh Hải đã photocopy 11 cuốn sách "Hãy Trưng Cầu Dân Ý" tại tiệm photo Lộc ở đường Hai Bà Trưng, Tân Định – Q.3 – Sài Gòn.
Sau khi nhận quyết định này khoảng 2 tháng, ngày 20/3/06, anh viết Thư Ngỏ gửi ông Tài phản đối quyết định trên, thì chỉ 3 ngày sau, khó khăn đã đến với anh: 8g00 sáng ngày 23/3/06, một tổ công tác gồm 6 – 7 công an, do trung tá Nguyễn Hoài Phong - Đội trưởng đội an ninh nhân dân thuộc Công an Q. Phú Nhuận, đã đến quán cà-phê Lối Về (438 Nguyễn Kiệm – P.3 – Q. Phú Nhuận) dùng bạo lực cưỡng bức anh Hải, khi anh chuẩn bị ăn sáng, về trụ sở CA Q. Phú Nhuận. Khoảng 10g30 sáng cùng ngày, anh phải đi cùng một đoàn khoảng 15 công an từ CA Q. Phú Nhuận về nhà để họ khám máy tính trong khoảng 1 giờ. Sau đó công an tịch thu 1 CPU + 1 máy ảnh kỹ thuật số + 1 số tài liệu dân chủ của anh rồi yêu cầu anh quay lại Trụ sở CA Q. Phú Nhuận - Số 181 Hòang Văn Thụ - P.8 – Q. Phú Nhuận Tại đây anh bị giữ lại 38 tiếng để hỏi cung. Đến nay, họ vẫn chưa trả những gì họ tịch thu của anh.
2) Quyết định số 0001987/QĐ-XPHC
– Do Thượng tá Trần Thanh Tá, Phó trưởng Công an quận Phú Nhuận, ký ngày 3/4/2006.
– Chủ trương: xử phạt: 1.500.000 VNĐ,
– Lý do ghi trong văn bản là: "Không chấp nhận yêu cầu của người thi hành công vụ trong lãnh vực an ninh và an toàn xã hội".
– Lý do trong thực tế là: tại quán café Lối Về sáng ngày 23/3/2006, khi công an yêu cầu anh đi làm việc, nhưng anh cương quyết không chịu đi, với lý do: "Việc tôi gửi Thư Ngỏ ngày 20/3/2006 là gửi cho ông Nguyễn Thành Tài – Phó CT UBND T. p Hồ Chí Minh, chứ tôi không gửi cho công an, mà nay tôi lại phải đi làm việc với các ông".
Họ đấm đá, bóp cổ anh, giam giữ anh, tịch thu tài sản của anh. Anh không kiện được họ thì chớ mà ngược lại, họ lại còn phạt anh! Theo anh Hải, sở dĩ lần đó họ làm quyết liệt như vậy, vì công an Việt Nam đã đánh hơi thấy một số anh em dân chủ trong nước đang có ý định ra một bản Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam 2006. Sau khi dùng phương pháp loại trừ, họ đã xác định được chính xác anh Đỗ Nam Hải là người đang viết dự thảo Tuyên Ngôn này. Họ muốn ngăn chặn việc này từ trong trứng nước, nhưng thực tế đã chứng minh rằng: họ đã hoàn toàn thất bại. Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 vẫn cứ ra đời vào ngày 8/4/2006, ngay khi mà sức khỏe của anh bình phục sau trận đòn thù kia và anh đã mua lại được cục CPU mới, thay cho cục CPU cũ bị tịch thu.
3) Quyết định số 627/QĐ-UBND
– Do ông Trịnh Văn Thình, Chủ tịch UBND quận 3, Tp. HCM ký ngày 21/6/2006,
– Chủ trương: thực hiện các biện pháp cưỡng chế bằng cách:
a/ "Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng (nếu có)"
b/ "Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiên phạt để bán đấu giá".
– Lý do ghi trong văn bản là: "Vì đã không tự nguyện thực hiện hình phạt chính tại điều 1 quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 199/QĐ-UBND ngày l6-01-2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh" và cũng là lý do thực tế.
4) Quyết định số 584/QĐ-XPHC
– Do ông Phạm Công Nghĩa, Chủ tịch UBND Quận Phú Nhuận ký ngày 4/7/2006.
– Chủ trương xử phạt: 15 triệu VNĐ.
– Lý do ghi trong văn bản là: "… Có hành vi đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin khác, trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo Điều 41, khoản 5, điểm h, của nghị định 55/2001/ND-CP".
– Lý do trong thực tế là: Ngày 7/4/2006, vào lúc 9g00 sáng, anh Hải đã gửi bản dự thảo, với tên ban đầu của nó là: "Tuyên ngôn dân chủ Việt Nam - 2006" (nay gọi tắt là: "Tuyên ngôn 8406", ra đời sau đó 1 ngày: 8/4/2006), cho 7 nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước là nhà văn Hoàng Tiến, nhà văn Trần Mạnh Hảo, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, giáo sư Trần Khuê, thượng tọa Thích Không Tánh, linh mục Nguyễn Văn Lý, và người viết bài này.
Thế là từ 2g00 đến 6g00 chiều cùng ngày, CA Phú Nhuận đã đến nhà anh, tìm trong máy vi tính của anh và in ra bản dự thảo Tuyên ngôn trên. Sau đó, công an lập biên bản và niêm phong máy vi tính của anh (xem hình phía dưới).
5) Quyết định số 712/QĐ-CC
Đây là quyết định mới nhất như đã nói trên.
Việc anh Hải không chịu đóng tiền phạt là do các quyết định đòi phạt anh là những quyết định sai trái, vi phạm Hiến pháp. Một trong những mục tiêu đấu tranh của anh, cũng là của các nhà dân chủ khác, là đòi nhà cầm quyền phải dẹp bỏ những điều khoản trong pháp luật vi phạm Hiến pháp. Đồng thời chấm dứt tất cả những hành động vi phạm Hiến pháp và Luật pháp, đã từng chà đạp lên dân tộc bấy lâu nay. Nếu anh nộp phạt, điều đó có nghĩa là anh đã công nhận những hành động vi hiến của họ là đúng. Một người tranh đấu không bao giờ cho phép mình làm như thế.
Nhiều người nghĩ là anh không nộp phạt vì không có tiền hay không muốn mất tiền, nhưng điều đó là hoàn toàn sai. Như chúng ta đã biết, anh Hải đã nhận được Giải Thưởng Dũng Cảm là 2.347 Mỹ kim, tương đương với 37.500.000 đồng Việt Nam. Số này vượt quá số tiền 36.500.000 đồng mà nhà cầm quyền Việt Nam bắt anh nộp phạt. Nhưng anh đã dùng Giải thưởng này để trao tặng cho một số nhà dân chủ trong nước như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Trần Anh Kim… đang gặp khó khăn, chứ không dùng để nộp phạt.
Qua những sự việc trên, ai cũng nhận thấy nhà cầm quyền Việt Nam vẫn luôn luôn ngoan cố trong những quyết định sai trái của mình, vốn vi hiến, đi ngược lại với luật quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân theo, bất chấp sự phản đối quyết liệt và rất hợp lý của người dân. Việc vi hiến trong trường hợp phạt anh Đỗ Nam Hải quá rõ ràng, một người dân bình thường hay một học sinh cấp 2 cũng có thể nhận ra.
Thật vậy, Hiến pháp 1992, điều 69, ghi rõ ràng quyền của công dân Việt Nam là "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966 và Việt Nam xin tham gia năm 1982, điều 19,2, cũng ghi: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình".
Vậy tại sao anh Đỗ Nam Hải chỉ photo 11 cuốn sách "Hãy trưng cầu dân ý" do anh viết để tặng bạn bè mà UBND thành phố lại phạt anh 20.000.000 đồng? Tại sao anh chỉ gửi qua email bản dự thảo "Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006" cho một vài anh em của mình mà anh đã bị quy kết là "Có hành vi đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin khác, trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet", bị bắt làm việc nhiều ngày và bị phạt 15.000.000 đồng nữa?
Theo Hiến pháp Việt Nam và Công Ước Quốc Tế thì người dân nào cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình cho tất cả mọi người trong nước cũng như trên thế giới một cách ôn hòa, bất bạo động, cho dù ý kiến ấy có bất lợi cho nhà đương quyền. Trong thực tế, điều anh Hải yêu cầu trong cuốn sách của anh và trong bản dự thảo tuyên ngôn mà anh gửi đi là có lợi cho quốc gia dân tộc. Không thể nại vào mấy chữ "theo quy định của pháp luật" ở đuôi mỗi điều khoản của Hiến pháp để kết tội anh, vì luật pháp chỉ có thể giải thích, khai triển các điều trong Hiến pháp cho rõ ràng hơn, cụ thể hơn, chứ không thể quy định điều gì mâu thuẫn với Hiến pháp cũng như không được phép hạn chế lại những quyền Hiến Pháp đã công nhận được! Nếu giữa Hiến pháp và Luật pháp có sự mâu thuẫn thì mọi người, kể cả nhà cầm quyền, cũng phải ưu tiên tuân theo Hiến pháp chứ không phải theo những điều luật vi hiến trong Luật pháp được. Chính Hiến pháp, điều 146, đã xác định rõ: "Hiến pháp nước CHXHCNVN là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp".
Những lập luận trên, những kẻ ra quyết định phạt anh Đỗ Nam Hải chắc chắn đều biết, vì nếu không biết thì họ không xứng đáng với chức vụ hay nghĩa vụ bảo vệ và thi hành Hiến pháp, Luật pháp của họ. Nhưng họ đã bất chấp tất cả, cho dù anh Hải đã kiên quyết bảo vệ lập trường của anh là "Tôi không vi phạm". Cứ tự tiện kết án và ra hình phạt không cần tòa án xét xử, lại còn ngoan cố cưỡng chế hình phạt bất chấp người bị kết án phản đối tới cùng một cách rất hợp lý, chẳng phải là vi phạm Hiến pháp và vi phạm nhân quyền sao? Phải chăng nhà nước Việt Nam không chấp nhận, mà sẵn sàng dùng pháp luật và hành động vi hiến để đàn áp những tiếng nói dù ôn hòa đến đâu nhưng không thuận tai mình?
Việc anh Đỗ Nam Hải và nhiều người khác tranh đấu đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng chính Hiến pháp do họ lập ra là một việc hoàn toàn chính đáng. Thiết tưởng nhà cầm quyền Việt Nam nên thỏa mãn đòi hỏi chính đáng này cho dân nhờ. Đừng áp dụng "luật rừng" như những dân tộc bán khai khiến cho pháp luật Việt Nam như lùi về quá khứ hàng chục thế kỷ như thế! Và cũng xin đề nghị với tất cả mọi người dân Việt trong và ngoài nước, hãy làm theo lương tri mình, đừng vì quyền lợi mình mà sẵn sàng làm tay sai, làm theo những mệnh lệnh sai trái, thất đức của những kẻ ích kỷ, tham lam, ham quyền lực, chà đạp lên quyền lợi của cả dân tộc, nhất là của dân nghèo... Như thế là hèn nhát và nhục nhã lắm!
Nguyễn Chính Kết
Nội dung Giấy Mời yêu cầu anh Hải đến làm việc tại Văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc Phường 9 tại địa chỉ trên vào lúc 15g00 ngày 31/8/2005, để họ "tống đạt quyết định cưỡng chế hành chính của chủ tịch UBND quận Phú Nhuận đối với ông Đỗ Nam Hải". Giấy mời do ông Nguyễn Bá Tùng, chủ tịch UBND Phường 9 – Q. Phú Nhuận ký tên.
Và 3g00 chiều ngày 31/8/2006, anh Hải đã đến Văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc phường 9, quận Phú Nhuận. Tại đây, anh đã gặp ông Nguyễn Bá Tùng, chủ tịch UBND phường 9; ông Đỗ Văn Thế, thư ký văn phòng Phường 9 và trung tá Đoàn Duy Thanh - Đội phó đội an ninh nhân dân, thuộc CA quận Phú Nhuận. Ba người này nói chỉ có nhiệm vụ giao cho anh quyết định số 712/QĐ-CC với tựa đề: "Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội – quản lý, cung cấp và sử dụng Internet", do ông Phạm Công Nghĩa, chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, ký ngày 15/8/2006.
Nội dung chính của quyết định này là "Biện pháp cưỡng chế: kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt là: 1.500.000 đồng + 15.000.000 đồng = 16.500.000 đồng để bán đấu giá… " đồng thời "chịu phí tổn về việc tổ chức thực hiện cưỡng chế".
Sau đó, ba người này cũng lập biên bản số 01/BB do ông Nguyễn Bá Tùng ký xác nhận họ đã giao quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính trên. Văn bản này yêu cầu: "… Ông Đỗ Nam Hải phải chấp hành quyết định trên trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ hôm nay. Quá thời hạn nói trên mà ông Đỗ Nam Hải không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành… ".
Anh Hải hỏi họ: "Thế các ông định cưỡng chế thi hành Quyết định này như thế nào?"
Họ trả lời: "Thì chúng tôi sẽ đến nhà anh kê biên tài sản và sau đó là bán đấu giá chúng".
Anh Hải tuyên bố: "Được, các ông có gan làm bậy thì tôi có gan chịu. Nhưng tôi cảnh báo trước: nếu vì việc các ông đến nhà kê biên tài sản mà cha, mẹ tôi nay đã già yếu, bệnh tật bị ngã ra đấy thì các ông phải chịu trách nhiệm! Hơn nữa, những hành vì vi phạm chính Hiến pháp Việt Nam ấy của các ông sẽ được tôi thu âm, thu hình một cách công khai để tố cáo trước công luận trong nước và quốc tế".
Họ trả lời: "Nếu vậy anh Hải cứ tự nguyện đi đóng phạt tại Kho bạc nhà nước đi, thì chúng tôi khỏi phải đến nhà anh".
Anh Hải nói: "Không! Tôi không bao giờ đóng phạt cho các ông, dù chỉ là một đồng bởi hai lý do rất đơn giản: thứ nhất là chính quyền sai, tôi đúng. Nếu tôi đóng phạt tức là khuyến khích cho những việc làm sai trái tiếp theo của các cấp chính quyền. Thứ hai là tiền đóng phạt sẽ vào Ngân sách nhà nước, để rồi góp phần nuôi cái bộ máy đàn áp nhân dân, đàn áp tôi hiện nay. Như vậy tôi còn có tội với đất nước tôi, đồng bào tôi!".
Nghe xong, ông Trung tá công an Đoàn Duy Thanh nói: "Anh Hải nói như vậy là không được. Anh nói vậy là giữa chúng ta có những điểm lệch nhau rồi".
Anh Hải trả lời: "Lệch là dĩ nhiên rồi, chứ giữa tôi với các anh mà lại trùng nhau, thì tôi còn cùng với nhân dân tôi đứng lên đấu tranh giành tự do, dân chủ cho đất nước làm gì nữa?"
Cả hai văn bản trên, anh Hải đều ghi ở bên dưới câu: "Một lần nữa, tôi cương quyết phản đối quyết định sai trái này của UBND quận Phú Nhuận, Sàigòn, và khẳng định: Tôi cương quyết không chịu đóng phạt, dù chỉ là một đồng". Trước khi ký tên, anh ghi: "Tôi không vi phạm".
***
Như vậy là từ đầu năm 2006 đến nay (31/8/2006), anh Đỗ Nam Hải đã nhận được 5 Quyết định xử phạt và cưỡng chế xử phạt hành chính, của các cấp chính quyền Sài Gòn.5 Quyết định đó là:
1) Quyết định số 199/QĐ-UBND
– Do ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND Tp. HCM ký ngày 16/1/2006,
– Chủ trương: xử phạt anh 20 triệu VNĐ.
– Lý do ghi trong văn bản là: "Phát hành hoặc tàng trữ nhằm mục đích lưu hành xuất bản phẩm thuộc loại không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu. Vi phạm và xử lý theo Điểm a, Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ".
– Lý do trong thực tế là: anh Hải đã photocopy 11 cuốn sách "Hãy Trưng Cầu Dân Ý" tại tiệm photo Lộc ở đường Hai Bà Trưng, Tân Định – Q.3 – Sài Gòn.
Sau khi nhận quyết định này khoảng 2 tháng, ngày 20/3/06, anh viết Thư Ngỏ gửi ông Tài phản đối quyết định trên, thì chỉ 3 ngày sau, khó khăn đã đến với anh: 8g00 sáng ngày 23/3/06, một tổ công tác gồm 6 – 7 công an, do trung tá Nguyễn Hoài Phong - Đội trưởng đội an ninh nhân dân thuộc Công an Q. Phú Nhuận, đã đến quán cà-phê Lối Về (438 Nguyễn Kiệm – P.3 – Q. Phú Nhuận) dùng bạo lực cưỡng bức anh Hải, khi anh chuẩn bị ăn sáng, về trụ sở CA Q. Phú Nhuận. Khoảng 10g30 sáng cùng ngày, anh phải đi cùng một đoàn khoảng 15 công an từ CA Q. Phú Nhuận về nhà để họ khám máy tính trong khoảng 1 giờ. Sau đó công an tịch thu 1 CPU + 1 máy ảnh kỹ thuật số + 1 số tài liệu dân chủ của anh rồi yêu cầu anh quay lại Trụ sở CA Q. Phú Nhuận - Số 181 Hòang Văn Thụ - P.8 – Q. Phú Nhuận Tại đây anh bị giữ lại 38 tiếng để hỏi cung. Đến nay, họ vẫn chưa trả những gì họ tịch thu của anh.
2) Quyết định số 0001987/QĐ-XPHC
– Do Thượng tá Trần Thanh Tá, Phó trưởng Công an quận Phú Nhuận, ký ngày 3/4/2006.
– Chủ trương: xử phạt: 1.500.000 VNĐ,
– Lý do ghi trong văn bản là: "Không chấp nhận yêu cầu của người thi hành công vụ trong lãnh vực an ninh và an toàn xã hội".
– Lý do trong thực tế là: tại quán café Lối Về sáng ngày 23/3/2006, khi công an yêu cầu anh đi làm việc, nhưng anh cương quyết không chịu đi, với lý do: "Việc tôi gửi Thư Ngỏ ngày 20/3/2006 là gửi cho ông Nguyễn Thành Tài – Phó CT UBND T. p Hồ Chí Minh, chứ tôi không gửi cho công an, mà nay tôi lại phải đi làm việc với các ông".
Họ đấm đá, bóp cổ anh, giam giữ anh, tịch thu tài sản của anh. Anh không kiện được họ thì chớ mà ngược lại, họ lại còn phạt anh! Theo anh Hải, sở dĩ lần đó họ làm quyết liệt như vậy, vì công an Việt Nam đã đánh hơi thấy một số anh em dân chủ trong nước đang có ý định ra một bản Tuyên Ngôn Dân Chủ Việt Nam 2006. Sau khi dùng phương pháp loại trừ, họ đã xác định được chính xác anh Đỗ Nam Hải là người đang viết dự thảo Tuyên Ngôn này. Họ muốn ngăn chặn việc này từ trong trứng nước, nhưng thực tế đã chứng minh rằng: họ đã hoàn toàn thất bại. Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 vẫn cứ ra đời vào ngày 8/4/2006, ngay khi mà sức khỏe của anh bình phục sau trận đòn thù kia và anh đã mua lại được cục CPU mới, thay cho cục CPU cũ bị tịch thu.
3) Quyết định số 627/QĐ-UBND
– Do ông Trịnh Văn Thình, Chủ tịch UBND quận 3, Tp. HCM ký ngày 21/6/2006,
– Chủ trương: thực hiện các biện pháp cưỡng chế bằng cách:
a/ "Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng (nếu có)"
b/ "Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiên phạt để bán đấu giá".
– Lý do ghi trong văn bản là: "Vì đã không tự nguyện thực hiện hình phạt chính tại điều 1 quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 199/QĐ-UBND ngày l6-01-2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh" và cũng là lý do thực tế.
4) Quyết định số 584/QĐ-XPHC
– Do ông Phạm Công Nghĩa, Chủ tịch UBND Quận Phú Nhuận ký ngày 4/7/2006.
– Chủ trương xử phạt: 15 triệu VNĐ.
– Lý do ghi trong văn bản là: "… Có hành vi đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin khác, trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo Điều 41, khoản 5, điểm h, của nghị định 55/2001/ND-CP".
– Lý do trong thực tế là: Ngày 7/4/2006, vào lúc 9g00 sáng, anh Hải đã gửi bản dự thảo, với tên ban đầu của nó là: "Tuyên ngôn dân chủ Việt Nam - 2006" (nay gọi tắt là: "Tuyên ngôn 8406", ra đời sau đó 1 ngày: 8/4/2006), cho 7 nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước là nhà văn Hoàng Tiến, nhà văn Trần Mạnh Hảo, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, giáo sư Trần Khuê, thượng tọa Thích Không Tánh, linh mục Nguyễn Văn Lý, và người viết bài này.
Thế là từ 2g00 đến 6g00 chiều cùng ngày, CA Phú Nhuận đã đến nhà anh, tìm trong máy vi tính của anh và in ra bản dự thảo Tuyên ngôn trên. Sau đó, công an lập biên bản và niêm phong máy vi tính của anh (xem hình phía dưới).
5) Quyết định số 712/QĐ-CC
Đây là quyết định mới nhất như đã nói trên.
***
Việc anh Hải không chịu đóng tiền phạt là do các quyết định đòi phạt anh là những quyết định sai trái, vi phạm Hiến pháp. Một trong những mục tiêu đấu tranh của anh, cũng là của các nhà dân chủ khác, là đòi nhà cầm quyền phải dẹp bỏ những điều khoản trong pháp luật vi phạm Hiến pháp. Đồng thời chấm dứt tất cả những hành động vi phạm Hiến pháp và Luật pháp, đã từng chà đạp lên dân tộc bấy lâu nay. Nếu anh nộp phạt, điều đó có nghĩa là anh đã công nhận những hành động vi hiến của họ là đúng. Một người tranh đấu không bao giờ cho phép mình làm như thế.
Nhiều người nghĩ là anh không nộp phạt vì không có tiền hay không muốn mất tiền, nhưng điều đó là hoàn toàn sai. Như chúng ta đã biết, anh Hải đã nhận được Giải Thưởng Dũng Cảm là 2.347 Mỹ kim, tương đương với 37.500.000 đồng Việt Nam. Số này vượt quá số tiền 36.500.000 đồng mà nhà cầm quyền Việt Nam bắt anh nộp phạt. Nhưng anh đã dùng Giải thưởng này để trao tặng cho một số nhà dân chủ trong nước như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Trần Anh Kim… đang gặp khó khăn, chứ không dùng để nộp phạt.
***
Qua những sự việc trên, ai cũng nhận thấy nhà cầm quyền Việt Nam vẫn luôn luôn ngoan cố trong những quyết định sai trái của mình, vốn vi hiến, đi ngược lại với luật quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân theo, bất chấp sự phản đối quyết liệt và rất hợp lý của người dân. Việc vi hiến trong trường hợp phạt anh Đỗ Nam Hải quá rõ ràng, một người dân bình thường hay một học sinh cấp 2 cũng có thể nhận ra.
Thật vậy, Hiến pháp 1992, điều 69, ghi rõ ràng quyền của công dân Việt Nam là "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966 và Việt Nam xin tham gia năm 1982, điều 19,2, cũng ghi: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình".
Vậy tại sao anh Đỗ Nam Hải chỉ photo 11 cuốn sách "Hãy trưng cầu dân ý" do anh viết để tặng bạn bè mà UBND thành phố lại phạt anh 20.000.000 đồng? Tại sao anh chỉ gửi qua email bản dự thảo "Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006" cho một vài anh em của mình mà anh đã bị quy kết là "Có hành vi đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin khác, trái với quy định của pháp luật về nội dung thông tin trên Internet", bị bắt làm việc nhiều ngày và bị phạt 15.000.000 đồng nữa?
Theo Hiến pháp Việt Nam và Công Ước Quốc Tế thì người dân nào cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình cho tất cả mọi người trong nước cũng như trên thế giới một cách ôn hòa, bất bạo động, cho dù ý kiến ấy có bất lợi cho nhà đương quyền. Trong thực tế, điều anh Hải yêu cầu trong cuốn sách của anh và trong bản dự thảo tuyên ngôn mà anh gửi đi là có lợi cho quốc gia dân tộc. Không thể nại vào mấy chữ "theo quy định của pháp luật" ở đuôi mỗi điều khoản của Hiến pháp để kết tội anh, vì luật pháp chỉ có thể giải thích, khai triển các điều trong Hiến pháp cho rõ ràng hơn, cụ thể hơn, chứ không thể quy định điều gì mâu thuẫn với Hiến pháp cũng như không được phép hạn chế lại những quyền Hiến Pháp đã công nhận được! Nếu giữa Hiến pháp và Luật pháp có sự mâu thuẫn thì mọi người, kể cả nhà cầm quyền, cũng phải ưu tiên tuân theo Hiến pháp chứ không phải theo những điều luật vi hiến trong Luật pháp được. Chính Hiến pháp, điều 146, đã xác định rõ: "Hiến pháp nước CHXHCNVN là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp".
Những lập luận trên, những kẻ ra quyết định phạt anh Đỗ Nam Hải chắc chắn đều biết, vì nếu không biết thì họ không xứng đáng với chức vụ hay nghĩa vụ bảo vệ và thi hành Hiến pháp, Luật pháp của họ. Nhưng họ đã bất chấp tất cả, cho dù anh Hải đã kiên quyết bảo vệ lập trường của anh là "Tôi không vi phạm". Cứ tự tiện kết án và ra hình phạt không cần tòa án xét xử, lại còn ngoan cố cưỡng chế hình phạt bất chấp người bị kết án phản đối tới cùng một cách rất hợp lý, chẳng phải là vi phạm Hiến pháp và vi phạm nhân quyền sao? Phải chăng nhà nước Việt Nam không chấp nhận, mà sẵn sàng dùng pháp luật và hành động vi hiến để đàn áp những tiếng nói dù ôn hòa đến đâu nhưng không thuận tai mình?
Việc anh Đỗ Nam Hải và nhiều người khác tranh đấu đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng chính Hiến pháp do họ lập ra là một việc hoàn toàn chính đáng. Thiết tưởng nhà cầm quyền Việt Nam nên thỏa mãn đòi hỏi chính đáng này cho dân nhờ. Đừng áp dụng "luật rừng" như những dân tộc bán khai khiến cho pháp luật Việt Nam như lùi về quá khứ hàng chục thế kỷ như thế! Và cũng xin đề nghị với tất cả mọi người dân Việt trong và ngoài nước, hãy làm theo lương tri mình, đừng vì quyền lợi mình mà sẵn sàng làm tay sai, làm theo những mệnh lệnh sai trái, thất đức của những kẻ ích kỷ, tham lam, ham quyền lực, chà đạp lên quyền lợi của cả dân tộc, nhất là của dân nghèo... Như thế là hèn nhát và nhục nhã lắm!
Nguyễn Chính Kết
________________________________________________________________________