Nghĩ gì về những ý kiến đa dạng liên quan
đến
việc xuất ngoại của Luật gia Cù Huy Hà Vũ?
việc xuất ngoại của Luật gia Cù Huy Hà Vũ?
Nguyễn Chính Kết
Đa
dạng và khác biệt là quy luật muôn đời của vũ trụ vạn vật. Muôn sự thì muôn vẻ,
không sự nào vật nào hoàn toàn giống nhau. Con người thì “bá nhân bá tánh”, “chín người
mười ý”, chẳng ai giống ai.
Chính
vì thế, những quyết định của con người, dù hoàn cảnh có hoàn toàn như nhau, thì
mỗi người quyết định mỗi khác, chẳng mấy ai giống ai. Mà hoàn cảnh thì có hoàn
cảnh nào giống hoàn cảnh nào đâu? Nhiều khi bề ngoài có vẻ giống nhau, nhưng
thực tế có khi khác nhau một trời một vực. Khi quyết định, ai cũng có lý do mà
họ tự đánh giá là chính đáng cho quyết định của mình.
Quy
luật đa dạng của vũ trụ cũng áp dụng cho tình trạng trong tù và quyết định của
mỗi người trong tù, đừng bao giờ nghĩ họ quyết định giống nhau hay đòi buộc họ
giống nhau. Có người như linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, Luật
sư Nguyễn Văn Đài… thà chết rũ tù vì bệnh chứ không chấp nhận được phóng thích mà
bị trục xuất ra hải ngoại. Có người như Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Giáo sư Đoàn Viết
Hoạt, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy mặc dù không muốn ra hải ngoại, nhưng vẫn có
thể bất đắc dĩ chấp nhận điều kiện đó để thoát cảnh tù đày. Sự khác biệt trong
quyết định là tùy cách suy nghĩ, cách nhìn vấn đề, và tùy tâm tính, hoàn cảnh
vốn rất khác biệt nhau của mỗi người. Nói theo toán học, với những biến số khác
nhau thì hàm số khác nhau là chuyện hết sức bình thường. Quyết định như thế nào
hoàn toàn là quyền tự do của mỗi người, ta nên tôn trọng, miễn đó không phải là
điều xấu và nhất là khi đương sự được lương tâm của mình cho phép.
Những
người quyết định thà chết trong tù để có thể ở lại trong nước đấu tranh bất
chấp những đau khổ hay nhục hình có thể xảy đến với mình, chứ không chịu xuất
ngoại để được tự do, thật vô cùng đáng phục! Những người can đảm một cách đáng
nể phục như họ rất hiếm và thật đáng quý. Nhưng chắc chắn không phải nhà đấu
tranh hay yêu nước nào cũng đều can đảm được như họ, hoặc đều có cách tính toán
suy nghĩ giống họ (luật đa dạng mà!) Việc họ dám lên tiếng đấu tranh trong chế
độ cộng sản đã là điều đáng phục vốn không mấy người làm được. Nếu họ không thể
chịu đựng nổi những cực hình trong tù, mà chấp nhận ra hải ngoại để thoát khỏi
cảnh ấy, điều đó tuy không đáng phục bằng những người thà chết trong tù chứ
không chấp nhận ra hải ngoại, nhưng những gì họ đã từng can đảm làm cho quê
hương đất nước rất đáng cho chúng ta ngưỡng phục. Chúng ta không nên lấy tiêu
chuẩn tốt nhất vốn rất hiếm người làm được để áp đặt lên mọi nhà đấu tranh, buộc
phải làm được trong khi chính chúng ta chưa hề làm nổi một phần nhỏ của họ.
Họ
quyết định thế nào là quyền tự do của họ. Nếu chúng ta thật sự là những người
đấu tranh cho quyền con người, cho tự do dân chủ, chúng ta phải tôn trọng quyền
đó của họ. Voltaire nói: “Tôi có thể
không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh
được nói những điều đó” (Je désapprouve ce que vous dites, mais je me
battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire). Trong tinh
thần ấy, ai không tôn trọng những quyết
định của người khác khi những quyết định này không hề phương hại đến quyền lợi
chính đáng của người khác, kẻ ấy hẳn nhiên không phải là kẻ tôn trọng nhân
quyền, lại càng không phải là người thật sự đấu tranh cho nhân quyền.
Tù
ngục là nơi mà các tù nhân phải chịu biết bao đau khổ, thậm chí có thể chết như
thầy giáo Đinh Đăng Định mới đây. Tù của các nước tôn trọng nhân quyền mà còn
khổ, huống hồ tù của một nước độc tài, vô luân, chà đạp nhân quyền như CSVN. Ai
cũng biết câu: “Nhất nhật tại tù, thiên
thu tại ngoại” (một ngày trong tù dài lê thê tựa như ngàn ngày ở ngoài).
Việc mong muốn hay nhu cầu ra khỏi tù rất lớn. Những người chưa từng ở tù cộng
sản thiết tưởng khó mà hiểu được những khó chịu, đau đớn, khổ cực và khát vọng được
tự do của những tù nhân trong chế độ cộng sản.
Đừng
nói tới những trường hợp tù ngục, ngay cả những người ở ngoài tù trong chế độ
cộng sản cũng muốn thoát khỏi chế độ tàn bạo khủng khiếp này. Bằng chứng là có
hàng triệu người đã vượt biên tìm tự do, bất kể sống chết, bất kể bị chết đói
chết khát, bất kể bị làm mồi cho cá mập, bất kể bị cướp bóc, bị hiếp dâm, bất
kể bị thất bại và bị công an cộng sản bắt vào tù. Trong dân gian hậu 1975 có
câu: “Cái cột đèn nếu biết đi cũng sẵn
sàng bỏ nước ra đi...”
Trời
sinh ra sức chịu đựng và ý chí của mỗi người khác nhau. Chúng ta đừng đánh đồng
mọi người như nhau. Khi chưa chịu cực thì ai cũng tưởng khả năng chịu cực của mình
rất lớn, sẵn sàng thề sống chết rằng vì đất nước, cực tới đâu mình cũng chịu. Nhưng
khi thực tế phải đối diện với cực khổ, ta mới biết sức chịu đựng của ta giới
hạn thế nào. “Lực bất tòng tâm” là
điều ai cũng kinh nghiệm được. Vì thế, ta nên thông cảm thay vì chê trách những
người yêu nước vì không chịu đựng được đau đớn, khổ cực mà tìm cách giảm nhẹ
đau khổ theo cách phù hợp với lương tâm mình. Thiết tưởng khi chê trách ai, ta
nên tự nhìn lại mình trước đã.
Để
biểu lộ lòng yêu nước hay đấu tranh cứu nước, có nhiều lựa chọn khác nhau, không
nhất thiết chỉ một cách duy nhất. Khi Miền Nam Việt Nam
thất thủ năm 1975, để biểu lộ lòng yêu nước và phản đối chế độ cộng sản, có
người tự sát như các tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng... Có
người vượt biên ra hải ngoại để có thể đem vũ khí trở về nước chiến đấu như
tướng Hoàng Cơ Minh, sinh viên Trần Văn
Bá, Đại tá Võ Đại Tôn… Có những người ở lại trong nước để chiến đấu như Hòa
Thượng Thích Quảng Độ, Lm Nguyễn Văn Lý, người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu… Có biết
bao người sau khi vượt biên đến bến bờ tự do đã đấu tranh cho tự do dân chủ
bằng cách yểm trợ hữu hiệu cho cuộc đấu tranh tại quốc nội về tài chánh qua
việc tiếp tế cho các nhà đấu tranh trong nước, về chính trị qua hoạt động quốc
tế vận, về thông tin qua các đài phát thanh, truyền hình, Internet, paltalk,
v.v... biến hải ngoại trở thành một hậu phương vững chắc cho quốc nội. Tất cả
những cách biểu lộ lòng yêu nước hay hình thức đấu tranh khác nhau đó, dù ở lại
trong nước hay ra hải ngoại, đều đáng trân quý, đều không những ích lợi mà còn rất
cần thiết, không thể thiếu. Thật vậy, nếu tất cả đều ở lại trong nước thì sẽ
không có lực lượng yểm trợ tại hải ngoại như hiện nay. Đó là sự phân công tự
nhiên và đa dạng của cuộc đấu tranh.
Trong
lịch sử, thời thực dân Pháp cai trị −chắc chắn không hà khắc và tàn bạo như
CSVN hiện nay− nhiều nhà yêu nước và đấu tranh nổi tiếng như Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, và rất nhiều người khác, đã từng bỏ nước ra đi mặc dù chẳng
phải trong tình trạng tù tội. Tại hải ngoại, các vị ấy đã làm được nhiều việc
khiến tổ quốc phải tri ân. Tùy hoàn cảnh và khả năng mỗi người, có người ở lại
trong nước sẽ có lợi cho đại cuộc hơn, có người ra hải ngoại có lợi hơn. Không
phải ai cũng giống ai.
Việc
đấu tranh cũng như làm chính trị thì “thiên
biến vạn hóa”, người càng nhiều mưu lược thì khả năng “tùy cơ ứng biến” càng cao và sự biến hóa càng khó có thể tiên đoán
hay tưởng tượng được. Đấu tranh hay làm chính trị mà chỉ nghĩ được một chiến
lược, một chiến thuật duy nhất để đối phó trong tất cả mọi hoàn cảnh, bất chấp
hoàn cảnh thay đổi khác nhau, thì hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc “tùy cơ ứng biến” của binh pháp mà các
nhà đấu tranh cần phải hiểu rõ và áp dụng. Người đấu tranh hay làm chính trị có
thể chủ trương ở trong nước, mà cũng có thể chủ trương ra hải ngoại. Tùy tình
thế! Không nhất thiết chỉ có một đường!
Trước
sự việc Luật gia Cù Huy Hà Vũ ra hải ngoại, biết bao nhiêu người lên tiếng phát
biểu ý kiến trên các diễn đàn Internet, người đồng ý thì chúc mừng, cho đấy là
một quyết định khôn ngoan; người không đồng ý thì phản đối, cho đấy là đầu
hàng, là hèn nhát; có những người đứng trung lập… Đồng ý hay phản đối cũng có
nhiều mức độ khác nhau. Dù đồng ý hay bất đồng, dù ủng hộ hay phản đối, ai cũng
đều có lý do mà một cách chủ quan mình luôn cho là hợp lý, là đúng. Nếu không
cho điều mình nghĩ là đúng thì đâu còn là lập trường nữa. Thiết tưởng mọi người
đều có quyền phát biểu ý nghĩ của mình, và các nhà đấu tranh cho nhân quyền và
tự do dân chủ không những cần tôn trọng mà còn phải đấu tranh bảo vệ quyền ấy.
Ý
kiến khác biệt đủ kiểu ấy cho thấy sự thể hiện luật đa dạng của vũ trụ vạn vật
trong xã hội con người. Người viết bài này cảm thấy rất thích thú về luật này, đồng
thời tạ ơn Trời vì đã tạo nên luật đa dạng ấy. Nếu không có luật đa dạng ấy thì
mọi vật trong vũ trụ đều đồng dạng, đều giống nhau, lúc ấy vũ trụ này chắc là
buồn chán lắm. Ngay trong chuyện ăn uống, nếu thức ăn mà không có nhiều thứ
khác nhau để thay đổi, cứ ăn hoài một món dù là món mình thích nhất chắc là…
chán lắm, nuốt không trôi! Nếu mọi tế bào trong thân thể tôi đều giống nhau thì
tôi chỉ là một cục thịt, hay một cục xương thuần nhất.
Nhưng
điều buồn cười là có rất nhiều người lại không muốn hay không chấp nhận tính đa
dạng của tự nhiên. Có người muốn tất cả mọi người đều phải quan niệm giống
mình, hoạt động giống mình, ai giống mình thì đúng, ai khác mình thì sai. Ai
khác mình thì phải tìm cách bắt họ giống mình. Họ không chịu giống mình thì
chửi rủa, mạt sát họ, hạ họ xuống bùn đen.
Mọi
chế độ độc tài trên thế giới đều phát sinh từ tâm thức này. Một đất nước mà đa
số người dân đều có tâm thức này thì hẳn nhiên chế độ mà họ sản sinh ra phải là
một chế độ độc tài. Người Mỹ có câu: “Such
people, such government” (dân nào chính phủ nấy). Thật vậy, người dân mà có
tâm thức độc tài thì làm sao sinh xuất được một chế độ dân chủ?
Nhiều
người phê bình chỉ trích người khác mà không hề nhìn lại mình thế nào, mình là
ai. Chính mình cũng trốn chạy cộng sản và chưa bao giờ có được một hành động
nào anh hùng như Cù Huy Hà Vũ, thậm chí kém xa ông ấy một trời một vực, lại lên
tiếng chỉ trích việc ông bất đắc dĩ phải ra hải ngoại, lại còn dạy ông phải can
đảm thế này thế khác! Ôi, ngao ngán thay cảnh “thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm” hay cảnh “dạy đĩ vén váy!” (xin lỗi độc giả, do
không tìm được một hình ảnh nào khác ngoài thành ngữ bình dân này để minh họa,
dù không xứng hợp).
Thiết
tưởng chúng ta đừng vội phán đoán một con người đã từng có những hành động anh
hùng đáng phục mà rất hiếm người làm được như Luật gia Cù Huy Hà Vũ. Chúng ta
hãy chờ xem khi ra hải ngoại, ông làm gì, ông nói gì, ông làm lợi gì cho cuộc
đấu tranh dân chủ trong nước. Nếu thấy ông có ý chí tiếp tục đấu tranh thì
chúng ta phải ủng hộ ông, phải tiếp tay giúp phương tiện để ông đấu tranh,
không cách này thì cách khác.
Giả
như (chỉ “giả như” thôi!), giả như ông im tiếng luôn thì ta cũng nên tự hỏi:
người Việt hải ngoại − trong đó có ta − có quan tâm tạo điều kiện cho ông đấu
tranh không? Ngay như những nhà đấu tranh trong nước nếu không có sự yểm trợ
của người Việt hải ngoại, những người yêu nước làm sao đấu tranh lâu dài được
khi bị công an bao vây kinh tế, sách nhiễu đủ điều đó? Làm sao họ yên tâm đấu
tranh lâu dài được khi bụng họ đói, gia đình họ nheo nhóc?
Cũng
vậy, người mới từ trong nước ra hải ngoại nếu cứ phải vật lộn với cuộc sống
suốt ngày suốt tháng suốt năm, nếu cuộc sống của họ chưa ổn định được, làm sao
họ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ được? Người chỉ biết trách người mà không hề xét
xem mình có đáng trách không thì còn đáng trách hơn người bị mình trách nữa.
Người
ta đấu tranh là do lòng yêu nước và sự tự nguyện của người ta. Họ đấu tranh
không phải vì ta khuyến khích họ, lại càng không phải vì ta trả lương cho họ...
Giả như họ ngừng đấu tranh thì đó là quyền của họ, ta không có quyền trách móc
phê phán họ, nhất là khi ta chưa từng đấu tranh anh dũng như họ. Chỉ cần dám
can đảm lên tiếng đấu tranh bất chấp tù tội như Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình,
Nguyễn Phong, v.v... dù bây giờ họ đã im tiếng hay không còn đấu tranh mạnh mẽ
như trước, miễn là không làm gì phản lại lý tưởng của họ, thì họ vẫn là những
người đáng phục, nhiều lần đáng phục hơn những người chưa bao giờ làm được như
họ.
Khi
phê bình chỉ trích ai, nhất là những người cùng chiến tuyến với mình, xin hãy
tự hỏi: lời chỉ trích này có lợi cho ai? cho độc tài cộng sản hay cho tự do dân
chủ? Coi chừng kẻo chúng ta đang lạm dụng quyền tự do dân chủ của các nước tự
do để vi phạm nhân quyền hay quyền tự do của người khác.
Nguyễn
Chính Kết
_______
Xin
tham khảo thêm:
1)
Đừng vội xét đoán – Chuyện nồi cơm của Khổng Tử:
2)
Đừng xét đoán:
3)
Đừng vội vàng kết luận: