Cuộc đấu tranh Thái Hà:
Giải quyết bằng đối thoại được chăng?
Giải quyết bằng đối thoại được chăng?
Nguyễn Chính Kết
Tình trạng đấu tranh đòi công lý tại Thái Hà hiện nay hết sức phức tạp và không thể giải quyết nếu không tạo được áp lực mạnh trên nhà nước và đảng CSVN, hoặc nếu đảng CSVN không từ bỏ lòng tham cố hữu của họ. Đối với CSVN, việc từ bỏ lòng tham là điều rất khó xảy ra, vì thế chỉ có áp lực mạnh mới giải quyết được. Muốn có áp lực mạnh thì chỉ có một cách duy nhất là phải tranh đấu, và kiên trì tranh đấu mà thôi!
Giáo dân Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã bị nhà cầm quyền CSVN lạm dụng quyền hành, cướp đoạt đất đai của mình một cách bất công suốt mấy thập niên qua. Vì thế, việc đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả lại phần đất họ đã cướp đoạt là một chuyện hết sức chính đáng. Giáo dân Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã từng đòi lại công lý cho mình bằng đủ mọi cách: cách mềm mỏng nhất là làm đơn khiếu nại, yêu cầu đối thoại, mạnh hơn một chút là kiện cáo, đưa ra công luận. Tất cả những việc đó dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và giáo dân Thái Hà đã làm nhưng đều vô hiệu. Do đó, họ phải dùng một phương thức tranh đấu mạnh hơn nhưng vẫn ôn hòa trong khuôn khổ tôn trọng hiến pháp, đó là biểu tình cầu nguyện, một hình thức đấu tranh bất bạo động rất mới mẻ của thời đại. Dẫu vậy, nhà cầm quyền CSVN vẫn ngoan cố, không những không chịu trả lại đất họ đã cướp đoạt mà còn dùng độc quyền truyền thông để vu cáo giáo dân Thái Hà cách trắng trợn trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, kết án họ gây rối trật tự (1*), xâm phạm tài sản công dân, thậm chí còn dùng lựu đạn cay, đánh đập dã man đến đổ máu những người dân đang đòi hỏi công lý và tự do tôn giáo cách ôn hòa.
Trong cuộc tranh đấu đòi lại công lý và tự do tôn giáo này, người ta thấy sự tham gia rất tích cực của giáo dân Thái Hà và giáo dân ở nhiều nơi khác, đặc biệt của các linh mục dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, và sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào Việt Nam hải ngoại. Tuy nhiên, giáo quyền Việt Nam nói chung − nói chính xác hơn là: đa số các giám mục − “có vẻ như” đứng ngoài cuộc, tỏ thái độ thụ động, lãnh đạm, không liên đới (2*). Một vài chức sắc cao cấp của Giáo Hội Việt Nam cũng có tỏ ra quan tâm chút ít bằng những câu nói có tính “huề cả làng”, “vô thưởng vô phạt”, tránh né đụng chạm những kẻ gây bất công. Các vị này tuyên bố: nhà nước và giáo dân Thái Hà cần phải đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau, phải lắng nghe nhau… Nói như thế thì dễ làm cho người ngoài cuộc hiểu rằng trong quá khứ, cả phía Thái Hà lẫn phía CSVN đều có lỗi như nhau là chưa thực hiện đối thoại hoặc chưa đối thoại đúng đắn với nhau. Những vị lãnh đạo cao cấp này dường như quên rằng các linh mục và giáo dân Thái Hà trước đây đã từng sẵn sàng đối thoại với nhà cầm quyền CSVN một cách chân thành, đúng đắn về vấn đề này nhưng chẳng đi đến kết quả nào. Sở dĩ đối thoại chưa đi đến kết quả tốt đẹp nào là do sự thiếu thiện chí giải quyết của nhà cầm quyền CSVN vốn không muốn đối thoại. Nói đúng hơn là nhà cầm quyền CSVN vẫn nhất quyết không từ bỏ chủ trương ăn cướp cố hữu của họ; nếu đối thoại đúng đắn thì chắc chắn họ sẽ bị thua lý vì kẻ cướp làm sao chứng minh hành vi ăn cướp của mình là có lý được? Những việc họ đang làm chứng minh điều ấy. Các vị lãnh đạo tinh thần này dường như lúc nào cũng sợ đụng chạm đến tự ái hay ngại xúc phạm đến bạo quyền, trong khi bạo quyền chẳng những xúc phạm tự ái, chà đạp danh dự mà còn sẵn sàng “đập”, “đánh đổ máu” giáo dân của các vị. Tinh thần “xử huề” như thế giữa kẻ gây bất công và nạn nhân bất công thì đâu phải là công lý! Nếu chính các vị cũng thiếu tinh thần công lý, cũng sợ hãi không dám lên tiếng cho công lý thì làm sao xã hội có công lý như các vị vẫn thường rao giảng được? Về sự can đảm dấn thân trong cuộc đấu tranh này, có lẽ giáo dân Thái Hà đáng là gương mẫu cho những vị ấy, thay vì chính các vị lẽ ra phải làm gương cho họ trong việc bảo vệ công lý và quyền lợi Giáo Hội!
Một số bài báo trên mạng Internet phân tích rằng nhà cầm quyền CSVN đang nằm trong thế kẹt nên khó mà giải quyết được vụ này. Vì một khi giải quyết cho giáo xứ Thái Hà thì nhà nước cũng phải giải quyết cho các giáo xứ khác, cho các tôn giáo khác, và cho cả đám dân oan vô số trong cả nước nữa. Nếu thế nhà nước lấy đâu ra đất để trả lại, vì nhà nước đã lỡ cướp đất của dân rồi bán đi bán lại nhiều lần với giấy tờ hẳn hoi… Những miếng đất nhà nước ăn cướp được của dân giờ đã có sở hữu chủ được “hợp pháp hóa trên giấy tờ” rồi, nhà nước làm sao lấy lại được để trả cho người dân bị cướp? Của cải, ruộng đất nếu là của người dân thì còn lạm quyền ăn cướp được, chứ một khi đã lọt vào tay những thành viên cao cấp trong đảng cướp ấy hay vào tay người thân của những thành viên này rồi, thì nhà nước CSVN − vốn là công cụ của đảng cướp ấy − làm sao cướp lại được? Nhiều người nghĩ rằng nhà nước CSVN lâm vào thế kẹt nên “tiến thoái lưỡng nan”: trả lại đất thì không thể được vì lấy đâu ra đất mà trả, mà dẫu có trả được thì cũng “tiếc của”, không dại gì mà trả! Còn giải tán dân thì lấy lý do gì để giải tán vì việc họ đòi trả lại đất là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp, nhất là khi họ có giấy tờ, có bằng chứng hẳn hoi chứng minh quyền sở hữu của họ! Trong thế bị kẹt ấy thì nhà nước đành phải xử bất công với một bên, và cách dễ nhất để ra khỏi thế kẹt này là đàn áp người dân theo tinh thần cố hữu của đảng là “cả vú lấp miệng em”, “lấy thịt đè người”, “lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng”, “lý kẻ mạnh xuất phát từ nòng súng”… (Lý luận trên là của một số bài báo, không phải của tác giả).
Lý luận như thế thì… xem ra vẫn còn tin tưởng vào thiện chí còn sót lại, nếu có, của nhà cầm quyền CSVN. Làm như họ vẫn muốn trả lại đất đai cho dân, nhưng vì họ đang lâm vào thế kẹt nên không trả lại được. Nhưng điều trớ trêu phản ngược lại sự tin tưởng ấy là nhà cầm quyền CSVN hiện nay vẫn đang tiếp tục cướp bóc đất đai, tài sản của dân chúng, vẫn đàn áp dân oan trắng trợn và phi pháp, vẫn tiếp tục “buôn người” (human trafficking) để làm giàu… Điều này hùng hồn nói lên rằng nhà cầm quyền CSVN chẳng hề có chút thiện chí nào muốn trả lại đất đai cho người dân cả, họ chỉ muốn ăn cướp thêm mà thôi. Tin tức trên mạng toàn cầu cho thấy CSVN vẫn tiếp tục cướp đất của dân bằng cách kế hoạch hóa những khu đất của dân và chỉ bồi thường cho dân bằng 1/10 giá thị trường! Cướp xong, nhà nước không cần biết sau đó người dân bị cướp sẽ sống ở đâu, sống bằng gì… Lòng tham không đáy của họ không chấp nhận trả lại đất cho người dân đâu!
Do đó, tất cả những ai hy vọng rằng cứ đối thoại bằng tất cả thiện chí và đúng đắn thì sẽ cảm hóa và thuyết phục được nhà nước CSVN thực thi công lý. Hy vọng đó chỉ là hão huyền, ảo tưởng, và ảo tưởng ấy quả là ngây ngô! (3*) Đó chính là một thứ thuốc phiện ru ngủ tinh thần đấu tranh của người dân đang bị áp bức hiện nay. Đối với cộng sản, chỉ có áp lực mới có thể buộc họ thay đổi và thực thi công lý mà thôi!
Rất mong các vị lãnh đạo tinh thần hãy can đảm tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi công lý, buộc nhà nước phải thực thi công bằng xã hội đang xảy ra tại Hà Nội và khắp các tỉnh trong nước. Không nên lãnh đạm với đại cuộc hoặc hoàn toàn đứng ngoài cuộc như thể mình không có trách nhiệm gì trước tình trạng thịnh suy hay hưng vong của đất nước như thái độ của một số vị trong mấy thập niên qua. Đấu tranh chính là tạo áp lực buộc phải thay đổi, phải cải thiện chứ không phải là xin xỏ kẻ ác đối thoại với mình. Nếu mình đã dùng phương pháp đối thoại suốt 30 năm qua mà vẫn không thấy có kết quả gì thì không nên dùng phương pháp ấy nữa. Sự khôn ngoan đòi hỏi như thế!
Hãy noi gương can đảm của những vị lãnh đạo tinh thần như Mahatma Gandhi (Ấn Độ), linh mục Jerzy Popiełuszko (Ba Lan), tổng giám mục Oscar Romero (El Salvador), tổng giám mục Pius Ncube (Zimbabwe), hồng y Jaime Sin (Philippines), tổng giám mục Nguyễn Kim Điền (Việt Nam), hòa thượng Thích Huyền Quang (Việt Nam)… Giáo Hội Công giáo chưa bao giờ kết án những vị lãnh đạo tinh thần can đảm này là “làm chính trị”, là hành động trái với luật Giáo Hội như một số vị lãnh đạo tinh thần tại Việt Nam từng kết án linh mục Nguyễn Văn Lý! Trái lại, Giáo Hội luôn luôn biểu dương các vị ấy như những gương mẫu cho toàn thể Kitô hữu (4*)! Các vị này sẵn sàng chân thành đối thoại với tất cả mọi người, nhưng các vị không chỉ ngừng lại ở việc đối thoại mà luôn luôn kết án kẻ gây bất công dù họ đang nắm chính quyền (5*), sẵn sàng tạo áp lực buộc các nhà nước độc tài phải thực thi công bằng xã hội! Nếu có kết án thì Giáo Hội Công giáo chỉ kết án những vị lãnh đạo tinh thần như TGM Stanislaw Wielgus (Ba Lan) đã không những im lặng trước bất công mà lại còn sẵn sàng làm tay sai cho cộng sản!
Thiết tưởng khi giáo xứ Thái Hà lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN thực thi công lý và khi nhà cầm quyền CSVN đàn áp họ, thì mọi người Công giáo, mọi giáo phận − và cả các tôn giáo khác − trên toàn quốc nên tỏ tình liên đới với họ… Thật đáng phục các giáo dân ở khắp nơi đã đổ dồn về Thái Hà cả mấy ngàn người để dự thánh lễ và tham gia biểu tình cầu nguyện hầu tăng cường sức mạnh cho giáo dân Thái Hà! Cũng thật đáng ca ngợi một số giáo xứ tại Việt Nam cũng như hải ngoại đã tổ chức những buổi công khai cầu nguyện cho cuộc tranh đấu đòi công lý và tự do tôn giáo của Thái Hà để biểu lộ cụ thể tình liên đới huynh đệ với giáo dân giáo xứ này. Và thật an ủi cho Thái Hà khi có nhiều nơi tại hải ngoại đã tổ chức việc ký thỉnh nguyện thư yểm trợ giáo xứ này được hàng vạn giáo dân trên thế giới tham gia. Rất mong các giáo xứ tại Việt Nam và trên thế giới tiếp tục công khai tổ chức những buổi cầu nguyện hoặc ký thỉnh nguyện thư như thế để thể hiện tinh thần liên đới trong Giáo Hội.
Đã không can đảm lên tiếng chống bất công xã hội lại còn lên tiếng dèm pha nói xấu người làm điều ấy thì… không biết phải nói sao! Đã chủ trương “không làm chính trị” mà lại cho phép bề dưới mình tham gia quốc hội bù nhìn, vào “Ủy Ban Đoàn Kết” hoặc “mặt trận tổ quốc”, chấp nhận họ làm công cụ cho một chế độ cướp của phi nhân, nghĩa là làm sao? Tham gia tranh đấu chống bất công, tố cáo tội ác do chế độ độc tài gây ra theo lương tâm đòi buộc như Lm Nguyễn Văn Lý, TGM Nguyễn Kim Điền, TGM Oscar Romero… là điều Giáo Hội cho phép và khuyến khích thì các vị này lại cho đó là “làm chính trị”, là đi ngược lại đường lối Giáo Hội. Còn tham gia vào các tổ chức chính trị của một chế độ, nhất là một chế độ độc tài phi nhân, là điều mà Giáo luật không cho phép, thì các vị lại chấp nhận và không coi đó là làm chính trị! Như vậy có ngược đời không? (xem bài “Giáo Hội và chính trị” của tác giả trong http://www.tiengnoigiaodan.net/ykienbd/yk_ghvct.html) (5*) Một trong những quan niệm khá phổ thông trong các tôn giáo tại Việt Nam, nhất là trong giới tu sĩ, đó là: bổn phận hay bản chất của mọi tôn giáo là phải chống lại sự ác, ngăn cản kẻ làm ác, nhưng nếu chống lại sự ác do nhà cầm quyền CSVN gây ra thì là làm chính trị, là lỗi luật tôn giáo. Nói cách khác, bất kỳ sự ác do ai gây ra thì mọi tín đồ tôn giáo phải chống; chỉ riêng sự ác do CSVN gây ra thì không được chống, vì chống lại là phạm tội, tội “làm chính trị”! Thật phi lý! Không hiểu những vị học “lý đoán” trong các chủng viện Công giáo và Tin lành, hay những vị học triết lý trong các viện Phật học nghĩ sao về quan niệm đang phổ biến này, một quan niệm có tính ru ngủ, làm tê liệt ý thức và khả năng chống ác của các tôn giáo!? Dạy người ta quan niệm như thế liệu có phải là “mù dắt mù xuống hố” như Đức Giêsu đã ví von nhóm Pharisêu chăng? (x. Mt 15:14) (6*) Kinh thánh viết: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Thư Giacôbê 2,17). Trong Giáo Hội Công giáo cũng có châm ngôn “ora et labora”, “pray and work”, “hãy cầu nguyện và hành động” với ý nghĩa: cầu nguyện và hành động phải đi đôi với nhau. Cầu nguyện mà không hành động thì không phải là cầu nguyện thật lòng. Còn hành động mà không cầu nguyện thì hành động sẽ thiếu sáng suốt, không đủ sức mạnh vì thiếu sự phù trợ của “Ơn Trên”, khó đem lại kết quả tốt đẹp.
Hãy noi gương can đảm của những vị lãnh đạo tinh thần như Mahatma Gandhi (Ấn Độ), linh mục Jerzy Popiełuszko (Ba Lan), tổng giám mục Oscar Romero (El Salvador), tổng giám mục Pius Ncube (Zimbabwe), hồng y Jaime Sin (Philippines), tổng giám mục Nguyễn Kim Điền (Việt Nam), hòa thượng Thích Huyền Quang (Việt Nam)… Giáo Hội Công giáo chưa bao giờ kết án những vị lãnh đạo tinh thần can đảm này là “làm chính trị”, là hành động trái với luật Giáo Hội như một số vị lãnh đạo tinh thần tại Việt Nam từng kết án linh mục Nguyễn Văn Lý! Trái lại, Giáo Hội luôn luôn biểu dương các vị ấy như những gương mẫu cho toàn thể Kitô hữu (4*)! Các vị này sẵn sàng chân thành đối thoại với tất cả mọi người, nhưng các vị không chỉ ngừng lại ở việc đối thoại mà luôn luôn kết án kẻ gây bất công dù họ đang nắm chính quyền (5*), sẵn sàng tạo áp lực buộc các nhà nước độc tài phải thực thi công bằng xã hội! Nếu có kết án thì Giáo Hội Công giáo chỉ kết án những vị lãnh đạo tinh thần như TGM Stanislaw Wielgus (Ba Lan) đã không những im lặng trước bất công mà lại còn sẵn sàng làm tay sai cho cộng sản!
Thiết tưởng khi giáo xứ Thái Hà lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN thực thi công lý và khi nhà cầm quyền CSVN đàn áp họ, thì mọi người Công giáo, mọi giáo phận − và cả các tôn giáo khác − trên toàn quốc nên tỏ tình liên đới với họ… Thật đáng phục các giáo dân ở khắp nơi đã đổ dồn về Thái Hà cả mấy ngàn người để dự thánh lễ và tham gia biểu tình cầu nguyện hầu tăng cường sức mạnh cho giáo dân Thái Hà! Cũng thật đáng ca ngợi một số giáo xứ tại Việt Nam cũng như hải ngoại đã tổ chức những buổi công khai cầu nguyện cho cuộc tranh đấu đòi công lý và tự do tôn giáo của Thái Hà để biểu lộ cụ thể tình liên đới huynh đệ với giáo dân giáo xứ này. Và thật an ủi cho Thái Hà khi có nhiều nơi tại hải ngoại đã tổ chức việc ký thỉnh nguyện thư yểm trợ giáo xứ này được hàng vạn giáo dân trên thế giới tham gia. Rất mong các giáo xứ tại Việt Nam và trên thế giới tiếp tục công khai tổ chức những buổi cầu nguyện hoặc ký thỉnh nguyện thư như thế để thể hiện tinh thần liên đới trong Giáo Hội.
Nếu tất cả các giám mục, linh mục và giáo dân Việt Nam trên toàn quốc cũng như hải ngoại đều biểu lộ tinh thần liên đới ấy cách cụ thể như thế thì Giáo Hội Việt Nam sẽ có sức mạnh và sẽ khai dụng được sức mạnh ấy. Thử hỏi nếu chúng ta cứ âm thầm cầu nguyện mà không hề có một hành động thực tế nào đi đôi với việc cầu nguyện ấy thì phải chăng chúng ta đang thực hành một “đức tin chết” (6*)? Đó là thứ đức tin ru ngủ khiến người ta không hành động như lương tâm đòi buộc mà vẫn cảm thấy an tâm vì đã cầu nguyện, tin tưởng rằng Chúa sẽ làm hết mọi sự thay cho mình! Biểu lộ tinh thần liên đới trong trường hợp này không chỉ là việc nên làm mà còn là bổn phận buộc lương tâm những Kitô hữu nào còn yêu mến Thiên Chúa và Giáo Hội. Chúng ta − người dân Việt Nam nói chung, giáo dân Thái Hà nói riêng − đã bị CSVN lừa dối quá nhiều lần. Một khi đã quyết tranh đấu cho công lý thì hãy quyết liệt và kiên trì tranh đấu tới cùng. Khi cuộc tranh đấu lên đến cao điểm buộc nhà cầm quyền CSVN phải giải quyết, thì họ sẽ lên tiếng kêu gọi đối thoại, thương lượng, đặc biệt với các vị lãnh đạo Giáo Hội, hoặc hứa hẹn sẽ thỏa mãn những đòi hỏi của giáo dân Thái Hà. Lúc đó, thiết tưởng chúng ta nên cẩn trọng, đừng mắc mưu họ thêm một lần nữa. Chắc chắn đó chỉ là phương cách “tháo ngòi nổ”, “dập tắt lửa” mà họ đã từng sử dụng không biết bao nhiêu lần rồi. Chúng ta từng có nhiều kinh nghiệm trong chuyện này. Chưa đạt được mục đích − mới chỉ “nắm đằng lưỡi”, chưa “nắm được đằng chuôi”, nghĩa là chưa thật sự được hoàn trả lại đất đai bị tước đoạt − mà chúng ta đã ngừng tranh đấu thì kể như toàn bộ công trình tranh đấu vất vả của chúng ta từ trước đến nay trở thành “công dã tràng”: “nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!” Lúc đó chúng ta sẽ bị mang tiếng là “thiếu trí” và CSVN lại thêm được một thành công trong chủ trương lường gạt của họ! Ước mong cuộc tranh đấu cho công lý và tự do tôn giáo của Thái Hà đi đến kết quả tốt đẹp nhờ sự khôn ngoan, kiên trì và can đảm đấu tranh của giáo dân Thái Hà, và nhờ sự liên đới cụ thể của toàn Giáo Hội Việt Nam trong và ngoài nước, của các tôn giáo bạn và của thế giới tự do. Washington DC, ngày 09-9-2008 Nguyễn Chính Kết ________________________ Chú thích: (1*) Hiến pháp Việt Nam cho phép công dân biểu tình, nhưng trong thực tế muốn biểu tình thì phải xin phép. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy: nếu xin phép thì tới 99% là nhà nước không cho. Nếu cứ biểu tình thì sẽ bị kết án là gây rối trật tự. Do đó, người dân cần phải vận động áp lực Quốc hội CSVN bỏ điều khoản hiến pháp cho phép biểu tình vào sọt rác, không thể để điều khoản ấy trong hiến pháp hầu lường gạt quốc tế và người dân trong nước nữa. (2*) Trong hàng giáo phẩm của Giáo Hội Công giáo Việt Nam, chỉ có TGM Ngô Quang Kiệt lên tiếng tương đối mạnh mẽ, các giám mục khác dường như không có mấy vị công khai tiếp tay với TGM Hà Nội. Một vài giám mục viết thư hiệp thông với Thái Hà nhưng chỉ dừng lại ở mức “hiệp thông trong âm thầm cầu nguyện” chứ không hiệp thông ở mức cao hơn. Một giáo xứ, một giáo phận đã đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình và đang bị ức hiếp, bị đàn áp dã man mà các giáo xứ, giáo phận khác không lên tiếng ủng hộ thì rõ ràng là thiếu tình liên đới. Đúng ra các tín đồ tôn giáo phải thực hiện tinh thần “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”! (3*) Ngây ngô như nhiều người từng làm việc cho chế độ VNCH trước đây: khi cộng sản miền Bắc cướp được miền Nam, dù có điều kiện vượt biên tìm tự do, họ vẫn muốn ở lại Việt Nam để cộng tác với chế độ mới xây dựng đất nước. Họ nghĩ rằng CSVN cũng là người Việt như mình, lẽ nào họ lại xử tệ với mình! Nhưng chỉ vài tháng sau khi miền Nam sụp đổ, bị mời đi cải tạo, được “nếm mùi” cộng sản, họ mới sáng mắt ra để thấy rằng mình quá khờ khạo, ngây ngô! Thì ra bài học quí giá mà tổng thống Thiệu dạy − “đừng tin… hãy nhìn…” − họ vẫn chưa nằm lòng! Những người chủ trương đối thoại với cộng sản thường quên mất bản chất xảo trá và gian ác cố hữu của CSVN, vốn là một “đảng cướp”. Đảng cướp này chỉ khác với các đảng cướp khác ở chỗ đã cướp được cả chính quyền. Họ tưởng rằng CSVN cũng như những chính quyền trong thế giới tự do, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người dân để biết được ý dân, tìm ra lẽ phải để thực hiện, hầu phục vụ người dân cách hữu hiệu, đúng với nguyện vọng của dân hơn. Thực ra, CSVN chỉ chấp nhận đối thoại với những thế lực lớn hơn hoặc ngang tầm với họ, và họ coi đối thoại chỉ như một kế “hoãn binh” khi họ lâm vào thế kẹt hay không thuận lợi. Một khi ra khỏi thế kẹt đó rồi, họ sẽ phủ nhận tất cả những gì họ hứa hẹn hay cam kết trong cuộc đối thoại đó. Thiết tưởng lịch sử Việt Nam đầy dẫy những bằng chứng cho điều này. Trong việc tranh đấu hiện nay, khi cao trào tranh đấu lên cao khiến CSVN lâm vào thế kẹt, thế bí, buộc họ phải nhượng bộ, thì họ sẽ hô hào đối thoại, thương lượng, hoặc hứa hẹn sẽ giải quyết thỏa đáng (chỉ hứa hẹn thôi!) Chỉ cần mình ngưng tranh đấu để chấp nhận đối thoại hay thương lượng là họ đã đạt mục đích của họ! Việc ngưng tranh đấu đòi lại tòa khâm sứ theo yêu cầu của hồng y Bertone kết quả thế nào mọi người đã rõ. Thiết tưởng khi đã có nhiều kinh nghiệm hay bài học trước đó về bản chất của họ mà mắc mưu họ thì đã là “thiếu trí” rồi! Nếu lại mắc mưu họ thêm một hay nhiều lần nữa thì quả là… (không biết nên dùng từ gì để diễn tả cho đúng mà tránh khỏi xúc phạm đây!...) (4*) Việc kết án linh mục Nguyễn Văn Lý “làm chính trị” trái với luật Giáo Hội phải chăng là một cách bào chữa cho thái độ im lặng của mình trước những bất công đầy dẫy trong xã hội mà đáng lẽ theo lương tâm và theo tinh thần của Giáo Hội thì mình phải lên tiếng?
Đã không can đảm lên tiếng chống bất công xã hội lại còn lên tiếng dèm pha nói xấu người làm điều ấy thì… không biết phải nói sao! Đã chủ trương “không làm chính trị” mà lại cho phép bề dưới mình tham gia quốc hội bù nhìn, vào “Ủy Ban Đoàn Kết” hoặc “mặt trận tổ quốc”, chấp nhận họ làm công cụ cho một chế độ cướp của phi nhân, nghĩa là làm sao? Tham gia tranh đấu chống bất công, tố cáo tội ác do chế độ độc tài gây ra theo lương tâm đòi buộc như Lm Nguyễn Văn Lý, TGM Nguyễn Kim Điền, TGM Oscar Romero… là điều Giáo Hội cho phép và khuyến khích thì các vị này lại cho đó là “làm chính trị”, là đi ngược lại đường lối Giáo Hội. Còn tham gia vào các tổ chức chính trị của một chế độ, nhất là một chế độ độc tài phi nhân, là điều mà Giáo luật không cho phép, thì các vị lại chấp nhận và không coi đó là làm chính trị! Như vậy có ngược đời không? (xem bài “Giáo Hội và chính trị” của tác giả trong http://www.tiengnoigiaodan.net/ykienbd/yk_ghvct.html) (5*) Một trong những quan niệm khá phổ thông trong các tôn giáo tại Việt Nam, nhất là trong giới tu sĩ, đó là: bổn phận hay bản chất của mọi tôn giáo là phải chống lại sự ác, ngăn cản kẻ làm ác, nhưng nếu chống lại sự ác do nhà cầm quyền CSVN gây ra thì là làm chính trị, là lỗi luật tôn giáo. Nói cách khác, bất kỳ sự ác do ai gây ra thì mọi tín đồ tôn giáo phải chống; chỉ riêng sự ác do CSVN gây ra thì không được chống, vì chống lại là phạm tội, tội “làm chính trị”! Thật phi lý! Không hiểu những vị học “lý đoán” trong các chủng viện Công giáo và Tin lành, hay những vị học triết lý trong các viện Phật học nghĩ sao về quan niệm đang phổ biến này, một quan niệm có tính ru ngủ, làm tê liệt ý thức và khả năng chống ác của các tôn giáo!? Dạy người ta quan niệm như thế liệu có phải là “mù dắt mù xuống hố” như Đức Giêsu đã ví von nhóm Pharisêu chăng? (x. Mt 15:14) (6*) Kinh thánh viết: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Thư Giacôbê 2,17). Trong Giáo Hội Công giáo cũng có châm ngôn “ora et labora”, “pray and work”, “hãy cầu nguyện và hành động” với ý nghĩa: cầu nguyện và hành động phải đi đôi với nhau. Cầu nguyện mà không hành động thì không phải là cầu nguyện thật lòng. Còn hành động mà không cầu nguyện thì hành động sẽ thiếu sáng suốt, không đủ sức mạnh vì thiếu sự phù trợ của “Ơn Trên”, khó đem lại kết quả tốt đẹp.